Hành trình sang Nhật, rửa bát thuê và xây dựng sự nghiệp
"Tôi đã bắt đầu nghĩ đến việc khởi nghiệp khi còn là một học sinh THCS", Nguyễn Công Thành - người hiện đang là Chủ tịch công ty Hachix nói. Khi xem TV Sony và lái xe máy Honda, anh đã có được niềm yêu thích với các thương hiệu sản xuất tại Nhật Bản.
Dù đã thi đỗ vào một trường đại học Việt Nam và bị gia đình phản đối nhưng Thành vẫn quyết định sang Nhật.
Trong thời gian học tại một trường dạy tiếng Nhật ở thành phố Hiroshima, Thành rửa bát thuê tại một khách sạn và một số công việc làm thêm khác. Sau đó anh đỗ vào Đại học Osaka năm 2005 và cuối cùng nhận bằng thạc sĩ về mạng thông tin.
Khi tốt nghiệp, Thành gia nhập Brother Industries, một nhà sản xuất thiết bị điện tử có trụ sở tại Nagoya, trong 6 năm. Sau khi nghỉ việc tại Brother, anh bắt đầu chuẩn bị cho việc thành lập công ty của riêng mình, đồng thời tham gia các hội thảo về khởi nghiệp và các chương trình khác.
Hachix có 8 nhân viên cả toàn thời gian và bán thời gian, tất cả đều là người Việt Nam và là các chuyên gia về AI, mạng nhúng và các lĩnh vực tiên tiến khác.
Sự hiện diện của nhiều chuyên gia là lý do tại sao những người Việt này có thể nhanh chóng phát triển hệ thống và khẳng định được giá trị ngay trên mảnh đất được coi là có công nghệ phát triển bậc nhất trên thế giới.
Chặng đường đầy thử thách, chông gai
Năm đầu tiên kinh doanh thật "khủng khiếp", Chủ tịch Hachix chia sẻ. Rút kinh nghiệm cay đắng từ những sai lầm, Hachix bắt đầu nhắm mục tiêu vào các nhà sản xuất và nhà cung cấp CNTT.
"Chúng tôi cố gắng đáp ứng nhu cầu của khách hàng với chi phí thấp nhất có thể", Thành nói. Hachix kể từ đó cắt giảm chi phí phát triển các hệ thống theo đơn đặt hàng bằng cách sử dụng phần mềm miễn phí, các cảm biến đa năng và các thiết bị khác.
Tính đến tháng 6/2018, Hachix đã đạt doanh thu khoảng 3 triệu Yên. Năm sau, doanh số bán hàng của công ty đạt 16 triệu Yên.
Hachix chủ yếu cung cấp phần mềm dự đoán và phân tích doanh số bán văn phòng phẩm. Dịch vụ này cung cấp một hệ thống Internet of Things cho các nhà máy sử dụng cảm biến để giám sát dây chuyền sản xuất. Ngoài ra, nó cũng cung cấp dữ liệu lấy từ cảm biến để tối ưu hóa việc sắp xếp công nhân nhà máy.
Các đơn đặt hàng mà công ty này nhận được dao động từ 1 triệu yên đến 2,5 triệu yên. Khách hàng chủ yếu là các nhà sản xuất vừa và nhỏ với 50 đến 100 công nhân. Hiện tại, nhiều công ty như vậy vẫn chưa tin học hóa hệ thống của họ, Hachix tin rằng, đây là "mảnh đất màu mỡ" chưa được khai phá và có rất nhiều tiềm năng phát triển.
Thế rồi bộ máy tưởng như đã "vào guồng" của Hachix bất ngờ gặp đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020. Kể từ đó, những tác động đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của Hachix.
Dẫu vậy theo một tổ chức chuyên theo dõi doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản, tại thành phố Nagoya có rất ít công ty liên quan đến CNTT, bởi việc hoạt động nơi đây rất khó khăn. Do đó, thành công của Hachix là điều đáng ghi nhận.
Trên chặng đường phát triển, Hachix cũng gặp nhiều thuận lợi, do chính phủ Nhật Bản và các địa phương đang khuyến khích người nước ngoài thành lập các doanh nghiệp CNTT và công nghệ tiên tiến khác.
Trên thực tế từ trước tới nay, Nhật Bản vẫn luôn là điểm đến hấp dẫn các doanh nhân nước ngoài vì an ninh công cộng và các tiêu chuẩn khác mà nước này đã duy trì trong suốt đại dịch Covid-19.
Ôm mộng mang thành công về Việt Nam
Lập nghiệp trên mảnh "đất khách quê người", nhưng Thành cho biết đang có kế hoạch lập các chi nhánh tại Hà Nội và Đà Nẵng.
"Chúng tôi muốn giúp đỡ những người lớn tuổi ở Việt Nam và phục vụ nhiều hơn nữa cho cuộc sống của họ", Thành nói. Các dự án phát triển các hệ thống y tế như sự kết hợp của xác thực khuôn mặt và các chương trình đo nhiệt độ cơ thể mới sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của người dân Việt Nam.
Hachix được thành lập vào tháng 7 năm 2017 tại Nagoya, tỉnh Aichi, với số vốn 5 triệu yên (khoảng 1,08 tỷ đồng vào thời điểm đó). Một nửa số vốn do Thành và 2 người đồng sáng lập khác bỏ ra, phần còn lại do một doanh nhân mà họ quen biết đóng góp. Công ty chủ yếu phát triển, tiếp thị về trí tuệ nhân tạo và hệ thống phân tích dữ liệu cho các nhà bán lẻ, nhà sản xuất và nhà cung cấp công nghệ thông tin.
Theo Dantri/AsiaNikkei
Trí tuệ nhân tạo có khiến con người mất việc nhanh hơn?
Nhiều người vẫn còn chưa cảm nhận được rõ ràng sự xâm chiếm của AI (Artificial Intelligence), nhưng càng ngày trí tuệ nhân tạo càng nhúng sâu vào các lĩnh vực tưởng như chỉ dành cho con người.