Anh Phạm Văn Khang (SN 1980, trú xã Đắk Buk So, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông) nhiều năm nay được biết đến là nông dân sở hữu diện tích trồng khoai lang lớn nhất tỉnh Đắk Nông.
Thế nhưng, ít người biết rằng, để trở thành “đại gia” khoai lang, xuất phát điểm của anh nông dân này lại là người đi làm thuê.
Bén duyên với khoai lang Nhật Bản
Năm 2000, anh cùng gia đình rời Cao Bằng vào xã Đắk Buk So lập nghiệp. Năm 2005, khi lập gia đình và ra ở riêng, vợ chồng anh được bố mẹ cho 1 ha đất.
Anh Khang trồng kết hợp sâm bố chính trên diện tích đất trồng khoai của gia đình |
Thời điểm này, cây cà phê còn nhỏ, chưa có thu nhập, nên cuộc sống của hai vợ chồng trẻ rất bấp bênh. Ngoài thời gian làm 1ha đất của gia đình, cứ ngày nào rảnh, hai vợ chồng lại đi làm thuê khắp các xã trong huyện.
“Bố mẹ hai bên đều là nông dân nên không giúp gì được nhiều, hai vợ chồng phải tự lập. Vợ chồng phải đi làm thuê để trang trải cuộc sống hàng ngày. Sau đó, mỗi năm tiết kiệm, tích lũy một ít, gia đình mua thêm đất đai, cây trồng, nuôi gia súc, gia cầm… để phát triển sản xuất, kinh doanh”, nam nông dân nhớ lại.
Năm 2007, khi cả huyện biên giới Tuy Đức vẫn đang loay hoay tìm loại cây trồng phù hợp với điều kiện của địa phương, anh Khang mạnh dạn chọn cây khoai lang Nhật Bản.
Vườn khoai lang Nhật Bản rộng hàng hecta tại vùng đất biên giới |
Theo anh nông dân 40 tuổi, đất Tuy Đức là đất đỏ màu mỡ, tơi xốp nên thoát nước tốt. Trung bình, khoai lang Nhật Bản khi được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật sẽ cho năng suất cao từ 12-18 tấn/ha sau 3 tháng trồng.
Từ hơn 1ha đất của gia đình, anh mở rộng diện tích bằng việc đi thuê lại đất của người dân địa phương. Dốc hết vốn liếng của hai vợ chồng cùng vay mượn họ hàng, anh thuê hàng chục ha đất của người dân địa phương để phát triển cây khoai lang Nhật Bản.
“Thời điểm đó chỉ có một số hộ trồng khoai lang, trong đó nhà tôi có diện tích lớn nhất. May mắn năm đầu tiên, khoai lang được giá cao, lại có năng suất nên hai vợ chồng “trúng lớn” với số tiền lãi gần 1 tỷ trong tay”.
Khoai lang dễ trồng, thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu Tuy Đức |
Thu 2 tỷ đồng/năm nhờ cây cứu đói
Cũng từ lúc này, anh Khang tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, mua thêm hàng chục ha đất nông nghiệp để phát triển kinh tế theo hướng đa dạng cây trồng.
“Trung bình mỗi năm, trừ hết chi phí sản xuất, sinh hoạt, gia đình có nguồn thu nhập hơn 2 tỷ đồng”, anh nông dân 40 tuổi chia sẻ.
Đặc điểm của loại cây trồng này là trồng ở đất mới hoặc luân phiên mùa vụ thì mới đạt được năng suất cao. Sau 10 năm “bén duyên” với cây khoai lang, gia đình anh Khang đã nắm trong tay 60 ha đất nông nghiệp, với đa dạng các loại cây trồng như: khoai lang, bắp cải, sâm bố chính, nghệ bò cạp…
Theo anh Khang, việc làm ăn của gia đình thuận lợi cũng là nhờ sự giúp đỡ của mọi người. Từ cây khoai lang - “cây cứu đói” mà đã giúp gia đình anh có cuộc sống ổn định, chính vì thế, hộ nông dân nào có ý định phát triển kinh tế từ cây khoai lang, anh đều hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất.
Khoai lang Tuy Đức giúp nhiều hộ dân thoát nghèo |
Đặc biệt, trong năm 2018, anh Khang đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen “Có mô hình sản xuất hiệu quả, ổn định, giúp đỡ nhiều hộ nông dân xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động”.
Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) đánh giá, anh Khang là một trong những nông dân tiêu biểu của địa phương trong việc dám nghĩ, dám làm để phát triển kinh tế. Không những vậy, anh còn có tinh thần hòa đồng, sẵn sàng chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm làm ăn, sản xuất cho bà con trong vùng giúp đỡ nhiều bà con địa phương xóa đói, giảm nghèo hiệu quả.
Trước những thành công trong việc phát triển kinh tế từ cây khoai lang, UBND tỉnh Đắk Nông, Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen vì những thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, xây dựng phong trào nông dân phát triển lớn mạnh…
Đặc biệt, trong năm 2018, anh Khang đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen “Có mô hình sản xuất hiệu quả, ổn định, giúp đỡ nhiều hộ nông dân xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động”. Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) đánh giá, anh Khang là một trong những nông dân tiêu biểu của địa phương trong việc dám nghĩ, dám làm để phát triển kinh tế. Không những vậy, anh còn có tinh thần hòa đồng, sẵn sàng chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm làm ăn, sản xuất cho bà con trong vùng giúp đỡ nhiều bà con địa phương xóa đói, giảm nghèo hiệu quả. |
(Theo Dân Trí)