Ông Bao Khởi Phàm cho biết, bí quyết thành công của mình chính là đam mê và làm việc thật chăm chỉ.

Thay đổi lớn trong cuộc đời của ông Bao bắt đầu từ năm 1978, khi Trung Quốc cho phép mọi người có cơ hội học bán thời gian tại các trường đại học. Nhờ đó, ông Bao đã theo học tại Trường ĐH Bách khoa Thượng Hải.

Dựa vào kiến thức học được từ chuyên ngành Máy móc vận tải cùng với kinh nghiệm 6 năm làm thợ sửa chữa, ông Bao đã đưa ra phương án cải tiến cần trục rất đột phá.

Nhờ đó, ông đã nâng tuổi thọ của tang cuốn lên gấp 10 lần. Các dây thừng trên tang cuốn vốn phải thay mới 3 lần mỗi tháng, giờ đây trong khoảng 3 tháng, công nhân mới phải thay một lần.  

Các đồng nghiệp người Nhật Bản cảm thấy rất thích thú với sáng chế của Bao, đồng thời khuyên ông nên đăng ký bản quyền cho phát minh của mình.

“Thời điểm đó, tôi không hiểu gì về bản quyền sáng chế cả. Tôi nghiên cứu hoàn toàn vì đam mê. Niềm vui lớn nhất với tôi là thấy phát minh của mình được công nhận. Đó là nguồn động lực lớn giúp tôi có thêm nhiều nghiên cứu, sáng tạo hơn nữa”, ông Bao nói.

{keywords}

Ông Bao Khởi Phàm từng là một lao động phổ thông nhận lương theo giờ.

Năm 1981, ông Bao tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa Thượng Hải và xin vào làm ở vị trí kỹ thuật viên tại bến cảng Thượng Hải. Trong vai trò mới này, ông Bao đã sáng chế và hoàn thiện hàng loạt hệ thống xếp dỡ hàng hóa phức tạp.

“Thành thật mà nói, trước đây tôi biết rất ít về việc bốc dỡ hàng hóa, nhưng tôi quyết định nghiên cứu nó để đảm bảo sự an toàn hơn cho đồng nghiệp của mình”, ông Bao chia sẻ.

Hàng năm, bến Thượng Hải bốc dỡ từ 2 - 3 triệu m3 gỗ được vận chuyển đến từ nước ngoài về. Công việc nguy hiểm này gây thương tích, thậm chí có thể khiến công nhân tử vong.

Tính từ năm 1968 đến năm 1981, đã có tới 11 trường hợp công nhân thiệt mạng do gỗ rơi tại cảng. Số công nhân bị thương lên đến 546 người.

Chứng kiến tỷ lệ tai nạn lao động cao như vậy, trong 3 năm sau đó, ông Bao tiếp tục dành toàn bộ thời gian và tiền bạc để nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm. Cùng sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, ông đã chế tạo ra hệ thống gắp gỗ thủy lực để xử lý những bó gỗ một cách hiệu quả.

Không chỉ sự an toàn được nâng lên, hiệu suất xử lý gỗ từ đó cũng tăng gấp đôi. Phát minh này của ông Bao sau đó đã được Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc áp dụng trên toàn quốc.

Kể từ khi hệ thống này được đưa vào sử dụng, không có trường hợp tai nạn lao động nghiêm trọng nào được báo cáo tại 9 trong số các cảng lớn nhất Trung Quốc.

{keywords}

Ông Bao Khởi Phàm đã trở thành nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực công nghệ với 50 bằng sáng chế toàn cầu.

Không ngủ quên trên chiến thắng, ông Bao lại tiếp tục bắt tay ngay vào việc cải tiến phát minh của mình để áp dụng gắp gang và thép phế liệu - một công việc trước đây vốn chứa nhiều rủi ro cho người lao động.

Nhờ phát minh của ông Bao, điều kiện làm việc tại các cảng, đường sắt, khu nhà máy điện đã được cải thiện đáng kể. Kết quả này cũng mang đến cho ông Bao biệt danh “vua bốc xếp hàng hóa”.

Năm 1996, ông Bao được đề bạt lên làm quản lý tại Công ty Cảng Longwu - công ty con của Tập đoàn Cảng Quốc tế Thượng Hải. Chỉ trong vòng 4 năm, ông đã biến một cảng có năng suất hoạt động thấp trở thành cảng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Mô hình ông Bao xây dựng lúc đó là hoàn toàn mới và chưa được triển khai tại bất cứ đâu ở Trung Quốc. Ông đã đề nghị xây dựng tuyến đường vận tải nội địa chuyên biệt cho xe container.

Điều này giúp các container hàng hóa được chuyển ra vào cảng nhanh hơn, từ đó thu hút được nhiều tàu bè đến với cảng Longwu.

{keywords}

Ông Bao Khởi Phàm cho biết, bí quyết thành công của mình chính là đam mê và làm việc thật chăm chỉ.

Sau đó, ông Bao được thăng chức làm Phó Chủ tịch SIPG phụ trách mảng công nghệ, cơ sở vật chất và hạ tầng.

Với kinh nghiệm và nguồn lực dồi dào, ông Bao bắt đầu cho khởi động các dự án nghiên cứu về tự động hóa tại các cảng biển. Kể từ năm 2004, một loạt dự án tại bến Thượng Hải, từ bãi container tự động không người lái đầu tiên đến máy dỡ hàng tự động đầu tiên trên thế giới đã đi vào hoạt động.

Năm 2018, ông Bao được Hội đồng cấp Nhà nước vinh danh là 1 trong 100 nhân vật giúp Trung Quốc cải cách và mở cửa. Trong hơn 40 năm, ông Bao đã đi lên từ công nhân phổ thông để trở thành một lãnh đạo uy tín và sáng tạo.

Tuy nhiên, ông Bao cho rằng: “Tôi cũng chỉ bình thường như bao người khác. Tôi làm mọi thứ vì đam mê và luôn muốn cố gắng hết khả năng”.

Thời Vũ (Theo China Daily)

Tiến sĩ có 15 bằng sáng chế Mỹ: 'Đừng hỏi làm gì để có mức lương nghìn đô'

Tiến sĩ có 15 bằng sáng chế Mỹ: 'Đừng hỏi làm gì để có mức lương nghìn đô'

Khi nói chuyện với nhiều bạn trẻ, TS Công thường nhận được câu hỏi: “Làm gì để ra trường đạt mức lương 2.000 hay 10.000 USD?”. Anh cho rằng, thay vì đặt câu hỏi đó, hãy nghĩ đến việc làm thế nào để nâng giá trị bản thân.