Từ gốc nho bạn tặng, ông Trương Văn Ở ở cuối con hẻm đường Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long B, Quận 9, TP.HCM trồng thành giàn, cho thu nhập 500 triệu đồng/năm.
Căn nhà vườn rộng 500m2 của ông Trương Văn Ở ở cuối con hẻm đường Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long B, Quận 9, TP.HCM. Từ ngoài cổng, hàng ngàn chùm nho lung lẳng trên giàn đang đến ngày thu hoạch.
Ông Ở cho biết, đây là vụ nho thứ hai trong năm mà ông và các con chăm sóc. Mấy ngày trước, ông đã bán đi một giàn hơn 2 tạ nho, thu hơn 20 triệu đồng. Số nho còn lại ông ước lượng được hơn 3 tạ, với giá bán 100.000 đồng/kg, đã có người đặt mua hết.
|
Nói về cơ duyên trồng nho, ông Ở kể, 12 năm trước ông được người bạn ở Ninh Thuận tặng hai gốc nho khi đi du lịch ở đây. Một gốc đã chết, gốc còn lại ông mang trồng trước sân nhà. Ban đầu, gốc nho này cho trái nhỏ, chua, nhiều hạt. Sau hơn 3 năm tìm tòi, nghiên cứu, ông bắt đầu ghép nho rừng và nho Ninh Thuận để tạo ra cây nho thích hợp với đất Sài Gòn trĩu trái như bây giờ. |
|
Hiện, vườn ông Ở có 30 cây nho đang cho trái. Ông Ở cho biết, những cây nho này cứ khoảng 3-4 tháng cho trái một lần. Thu hoạch đợt trái này xong, ông cắt hết lá, ngọn, bón phân, tưới nước cho cây để đón vụ tiếp theo. |
|
Đến nay, ông Ở đã có hơn 11 năm trồng nho tại đất Sài Gòn và có thu nhập mỗi năm hơn 500 triệu đồng từ loại cây có nguồn gốc tại tỉnh Ninh Thuận. |
|
Vào các ngày cuối tuần, lễ, Tết nhiều người ở Sài Gòn, các tỉnh khác đến thăm quan, chụp hình với vườn nho của ông Ở. Khách đến, không phải mất phí, còn được ông mời nước, hái nho cho ăn. Nhiều khách xin trả phí vào cổng, nhưng ông Ở nhất định không nhận. 'Tiền bán trái, gốc ghép tôi đã đủ sống rồi', giọng ông Ở lạc quan. |
|
Những quả nho nhà ông Ở khi chín ăn ngọt thanh, nhiều nước. |
|
Ông Ở cho biết, những chùm nho này trái ra hoàn toàn tự nhiên. Ông chỉ bón phân dơi, trùn quế, phân bò phơi khô, tưới nước cho cây 2-3 ngày một lần. |
|
Ngoài bán trái nho, ông Ở còn bán gốc nho ghép từ nho rừng và nho Ninh Thuận. |
|
Ông Ở cho hay để ghép một gốc nho cho ra mầm, lá phải mất 6 tháng, đòi hỏi nhiều công sức, các công đoạn tỉ mỉ và cam kết, khách mua về trồng phải ra trái. 'Khách họ đặt nhiều, nhưng tôi nhận vừa chừng. Mình cứ nhận bừa, khách mua về trồng không ra trái là mất uy tín', người đàn ông quê gốc Sài Gòn nói. |
|
Theo ông Ở, trồng nho quan trọng nhất là thời tiết. Vùng trồng nho tốt phải có khí hậu nóng, ít mưa và độ ẩm thấp. Ngoài ra, việc bấm mắt cho nho cũng rất quan trọng. |
|
Theo ông Ở, việc chăm sóc ngọn nho làm sao để chúng bụ bẫm, ra lá đều, không bị sâu ăn rất quan trọng. Hằng ngày, ông phải dùng kính hiển vi để bắt sâu bọ trĩ. 'Loại sâu này rất nhỏ, thích ăn lá non, ngọn nho, nếu nhìn mắt thương thì thế thấy', ông Ở nói. |
|
Để tạo ra thân cây nho có dáng chuẩn, ông Ở dùng dây, cây đỡ để cột chân cây nho ngay từ lúc còn nhỏ. |
|
Con gái ông Ở đang cắt những chùm nho chuyển sang màu đỏ giao cho khách. |
Vườn rau ngàn m2 của vợ chồng chị Sally Nguyễn trước đây chỉ trồng hoa hồng, từ khi có mẹ chị đến ở, khu vườn lúc nào cũng xanh tươi, lủng lỉu cây trái Việt.
Tú Anh