Góp phần thắt chặt hợp tác đa phương

Hai bên ký kết dưới chứng kiến của Bộ trưởng Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia Rachmat Pambudy và lãnh đạo cấp cao hai nước. Sự kiện diễn ra ngay sau bế mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G tại Việt Nam, mục tiêu nhanh chóng triển khai các đồng thuận của hội nghị. 

Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4 với sự tham gia của 46 quốc gia và tổ chức quốc tế. Đây là sự kiện cấp cao về tăng trưởng xanh có quy mô lớn nhất do Việt Nam tổ chức trong giai đoạn 2021-2026.

Tham gia hội nghị, bà Đặng Huỳnh Ức My - Chủ tịch TTC AgriS khẳng định cam kết thúc đẩy nông nghiệp bền vững và tăng trưởng xanh. Đối mặt với biến đổi khí hậu và an ninh lương thực, bà nhấn mạnh vai trò của hợp tác khu vực để tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao năng suất và bảo vệ môi trường.

TTC AgriS
Bà Đặng Huỳnh Ức My - Chủ tịch TTC AgriS - tại Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4 do Việt Nam tổ chức. Ảnh: TTC AgriS

Kế hoạch kết nối chuỗi giá trị nông nghiệp Việt Nam - Singapore - Indonesia, do bà My khởi xướng trước đó, đang được TTC AgriS triển khai mạnh mẽ. 

Theo Chủ tịch TTC AgriS, mô hình kinh tế ba quốc gia vượt xa phép cộng các nguồn lực bằng những giá trị cộng hưởng vượt trội. 

“Đây đồng thời là giải pháp chiến lược, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh và đảm bảo an ninh lương thực theo cam kết của hội nghị P4G”, bà My cho hay.

Bà My phân tích, Việt Nam sở hữu nền tảng công nghệ cao trong kỹ thuật canh tác, sản xuất, và quản lý chuỗi cung ứng. Indonesia có lợi thế về quỹ đất vùng nguyên liệu và thị trường rộng lớn. Singapore dẫn đầu về tài chính, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Sự kết hợp này sẽ hoàn thiện chuỗi cung ứng nông nghiệp toàn diện, bền vững.

Hướng đến nông nghiệp bền vững

Theo Chủ tịch TTC AgriS, những đề xuất thúc đẩy hợp tác của TTC AgriS đã nhận được những định hướng, chỉ đạo sát sao từ các lãnh đạo cấp cao của Chính phủ. 

TTC AgriS 3
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia Rachmat Pambudy và Chủ tịch TTC AgriS Đặng Huỳnh Ức My tại lễ ký kết hợp tác giữa TTC AgriS và tập đoàn Sungai Budi. Ảnh: TTC AgriS

Trong khuôn khổ Hội nghị P4G lần thứ 4, Bộ trưởng Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia Rachmat Pambudy - trong cuộc gặp với Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam Đỗ Đức Duy - cũng nhấn mạnh mong muốn tăng cường hợp tác nông nghiệp và môi trường giữa hai nước, hướng tới cân bằng thương mại và phát triển bền vững.

Trước đó, vào ngày 14/4, TTC AgriS đã gặp gỡ và trao đổi với ông Jaya Ratnam - Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Singapore tại Việt Nam về các dự án đang triển khai và cơ hội hợp tác mới. Bao gồm đầu tư vào trung tâm R&D, phát triển các giải pháp thực phẩm và dinh dưỡng tiên tiến và nông nghiệp tuần hoàn, đồng thời thúc đẩy thương mại và trao đổi tri thức với Singapore. 

Theo TTC AgriS, buổi làm việc thắt chặt quan hệ hợp tác bền vững giữa TTC AgriS với Đại sứ quán và các đối tác chiến lược như Enterprise Singapore, Olam Food Ingredients, UOB,… để kết nối với các chương trình tài chính xanh và tăng cường liên kết với thị trường vốn Singapore.

TTC AgriS 2
Ông Jaya Ratnam - Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Singapore tại Việt Nam và Chủ tịch TTC AgriS Đặng Huỳnh Ức My trong buổi làm việc ngày 14/4. Ảnh: TTC AgriS

Điểm nhấn mới nhất là hợp tác với Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) vào ngày 25/3, theo đó TTC AgriS tham gia làm thành viên của Singapore Agri-Food Innovation Lab (SAIL), thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp. 

Việt Nam là đối tác lớn thứ tư của Indonesia và Indonesia là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam trong ASEAN. Cùng lúc đó, Singapore cũng là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. 

Cả hai quốc gia đều đã nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên tầm Đối tác Chiến lược Toàn diện, tạo nền tảng vững chắc cho tam giác nông nghiệp Việt Nam - Singapore - Indonesia nhanh chóng hình thành.

Tam giác này khẳng định khả năng tự chủ của khu vực trước những thách thức toàn cầu. Hơn thế nữa, từ tam giác này sẽ tạo ra mô hình mẫu cho các quốc gia, khu vực khác để xây dựng chuỗi cung ứng nông nghiệp bền vững, tiến tới đảm bảo an ninh lương thực của thế giới. 

Bích Đào