- 160 phiên bản tài liệu, chủ yếu là truyền đơn, ấn phẩm của Đảng Cộng sản VN và các tổ chức quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng trước CMT8 năm 1945 được trưng bày giới thiệu công chúng, bắt đầu từ hôm nay tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II tại TP.HCM.

Giám đốc Trung tâm lưu trữ quốc gia I Hà Văn Huề tiết lộ điều may mắn lớn là cả trung tâm I và Trung tâm lưu trữ quốc gia II đang bảo quản một khối lượng lớn tài liệu lưu trữ giai đoạn trước 1945. 

Để phục vụ cho cuộc triển lãm kỷ niệm 70 năm CMT8 và Quốc khánh 2/9 tại TP.HCM lần này, cả hai trung tâm đã lựa chọn tài liệu từ những phông lưu trữ lớn như Thống Đốc Nam Kỳ, Thống Sứ Bắc Kỳ, Tòa Đốc lý Hà Nội, Tòa Sứ Nam Định, cùng một số tài liệu sưu tầm được từ lưu trữ hải ngoại - Cộng hòa Pháp.

{keywords}

160 phiên bản tài liệu được trưng bày tại triển lãm, chủ yếu là truyền đơn, ấn phẩm của Đảng Cộng sản VN và các tổ chức quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng trước CMT8 năm 1945.

"Ngay từ ngày đầu thành lập, Đảng Cộng sản VN đã rất coi trọng đến việc tuyên truyền, vận động cách mạng. Việc tuyên truyền vận động cách mạng của Đảng được thực hiện bằng nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử ở từng giai đoạn. 

Trong đó, việc sử dụng truyền đơn để tuyên truyền cách mạng là một hình thức phổ biến, phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh lịch sử trước năm 1945" - ông Huề cho hay.

{keywords}

Toàn bộ tài liệu có giá trị đặc biệt về mặt sử liệu này được phân bày theo 4 giai đoạn, kéo dài từ 1930 đến 1945. Các truyền đơn cách mạng trước 1945 được viết tay và in ấn bằng chữ Quốc ngữ, Pháp. Trải qua thời gian đến nay, một số bản truyền đơn đã bị sờn rách hoặc phai màu mực nhưng hầu hết vẫn giữ được nguyên vẹn nội dung.

Cục trưởng Cục lưu trữ quốc gia Hoàng Trường cho hay, nội dung của các truyền đơn thay đổi theo sự phát triển của tiến trình cách mạng. Cơ bản văn phong ngắn gọn, có sức mạnh truyền cảm của vô cùng to lớn. 

Các truyền đơn tố cáo chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai, đồng thời kêu gọi các tầng lớp nhân dân đoàn kết đấu tranh chống áp bức, phản đối  chiến tranh, đánh đổ phong kiến và đế quốc thực dân để giành tự do, độc lập dân tộc.

"Các biện pháp, hình thức tuyên truyền cách mạng giai đoạn lịch sử này rất linh hoạt, trong đó truyền đơn là hình thức phổ biến phù hợp đặc điểm xã hội thời bấy giờ, lời văn trong các bản truyền đơn đầy mộc mạc, dễ hiểu, cảm xúc chân thành" - ông Trường cho hay.

{keywords}

Ngoài ra còn có những truyền đơn tuyên truyền sự gắn kết cách mạng với phong trào cách mạng thế giới, tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử của các ngày kỷ niệm lớn như Quốc tế Lao động, Cách mạng Tháng 10 Nga...

TS Lê Văn Tuấn, Tổng đại diện Liên hiệp các hội UNESCO VN tại TP.HCM đánh giá những tư liệu trưng bày cho thấy một giai đoạn cách mạng độc đáo của Đảng dù khi đó còn non trẻ.

Một hình thức đấu tranh cách mạng không đòi hỏi tốn kém lực lượng, lại chứa đựng tinh thần đấu tranh cách mạng nhân bản, phù hợp thời điểm, đặc điểm xã hội lúc bấy giờ nên đã tiếp cận được quần chúng, nhân dân về sự thân thiện, có tính gắn kết lợi ích sát sườn với nhân dân.

{keywords}

Mỗi tài liệu, tư liệu đưa ra trưng bày đều có chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ và nơi bảo quản. Nhưng do tình trạng vật lý và yêu cầu bảo vệ an toàn của tài liệu lưu trữ, triển lãm chỉ trưng bày các phiên bản mang tính minh họa. 

Ban tổ chức hứa nếu độc giả, công chúng có nhu cầu cần nghiên cứu có thể tiếp cận các bản chính, bản gốc tài liệu tại cả Trung tâm lưu trữ quốc gia I và II.

Một số hình ảnh tư liệu trưng bày:

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Xuân Linh - Ảnh: Đinh Tuấn