Vậy, em muốn hỏi, hành vi tạt nước mắm vào nhà ở của người khác thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Đầu tiên, có đầy đủ cấu thành để kết luận hành vi ném, tạt  nước mắm hay các chất bẩn khác vào nhà người khác là hành vi gây rối trật tự công cộng. Những hành vi gây rối trật tự công cộng là các hành vi xâm phạm đến con người, đến quyền hoặc lợi ích hợp pháp của họ hoặc xâm phạm đến sở hữu và diễn ra tại nơi công cộng, xâm phạm tình trạng ổn định của sinh hoạt chung xã hội.

{keywords}
Ảnh minh họa

Đối với hành vi gây rối trật tự công cộng, căn cứ vào Điểm d Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì:

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;

g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;

h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.

Mặt khác, nếu hành vi tạt nước mắm diễn ra nhiều lần, gây hậu quả là làm hư hỏng đến tài sản, không thể sử dụng được, thì tùy theo mức độ thiệt hại mà xét xử phạt vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này.

Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

Hành vi này gây ra tổn hại, hư hỏng đối với tài sản thì người thực hiện hành vi còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS):

Hành vi này gây ra tổn hại, hư hỏng đối với tài sản thì người thực hiện hành vi còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS):

“Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Như vậy, việc ném nước mắm vào nhà người khác là hành vi vi phạm pháp luật có thể bị phạt hành chính còn nếu kéo dài và gây hậu quả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội danh Tội gây rối trật tự công cộng hoặc Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An,Thanh Xuân

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Mẹ chơi hụi vỡ nợ, con trai có phải trả nợ?

Mẹ chơi hụi vỡ nợ, con trai có phải trả nợ?

Thưa luật sư! Cô của tôi bị vỡ hụi khoảng hơn 20 tỉ đồng, bây giờ không còn khả năng chi trả vì số tiền quá lớn. Vậy cô tôi có thể phải chịu hình phạt ra sao?