Công an Tây Ninh vừa bắt giữ Nguyễn Hoàng Sơn (biệt danh Sơn chó sói, Sơn chó con, 36 tuổi). Đối tượng bị truy nã gần 20 năm qua với 3 tiền án. Trong thời gian sống chui lủi ấy, Sơn lừa được gần chục cô vợ hờ. Khi gã yên bề gia thất, tưởng yên thân với vỏ bọc mới của mình, nhưng rồi cũng không thoát.
Đoạn đường Sơn hay giả gái để bán trứng |
Cho đến ngày bị bắt, Sơn đã trốn nã hơn 16 năm, mang 3 tiền án. Sau nhiều lần gây ra các vụ đánh cướp kinh hoàng ở Tây Ninh và Đồng Nai, đồng bọn của Sơn bị truy quét nhưng gã vẫn ung dung lẩn trốn ngoài vòng pháp luật.
Cuối năm 1998,
Nguyễn Anh Tuấn (40 tuổi, ở xã Phước Vinh, huyện Châu Thành) cầm đầu băng trộm
gồm 9 đối tượng đều ở huyện Châu Thành, trong đó Sơn là một trong những phụ tá
đắc lực cho Tuấn, đảm nhận mọi kế hoạch của Tuấn vạch ra. Sơn luôn lấy làm tự
hào khi được đại ca tin tưởng. Vụ đánh cướp đó chúng đã cướp đi khối lượng lớn
tài sản và hành hung nhiều người. Băng nhóm của Tuấn bị truy bắt nhưng Sơn đã
nhanh chóng tẩu thoát.
Sau khi tẩu thoát gã đã “lột xác” thành một bà bán trứng vịt lộn. Sơn mua tóc
giả, các loại mỹ phẩm và thay đổi tên họ. Gã giả gái sống lang bạt các tỉnh miền
Đông. Ban ngày thì giả đàn bà đi bán trứng nhưng khi đêm xuống, Sơn lại lột bỏ
tất cả trang phục đàn bà để hiện nguyên hình là một tên lưu manh lẻo mép.
Gã la cà qua các khu chợ tiếp cận các bà hàng xén, vào các khu công nghiệp làm quen và tán tỉnh các nữ công nhân. Gắn mác là một kỹ sư công nghệ thông tin nên nhiều chị em đã nhẹ dạ cả tin và dính vào bẫy của tên tội phạm trốn truy nã này.
Để
tránh bị lộ diện, cứ lừa tình ở xong địa điểm này, gã ngay lập tức chuyển qua
địa bàn khác hoạt động. Sơn cặp một lúc với nhiều cô gái, sống với nhiều cuộc
tình, và hắn cũng lợi dụng cùng một lúc được nhiều cuộc tình. Cuộc sống dựa dẫm
của hắn còn sung túc hơn cả những công nhân làm ăn chân chính.
Trong suốt thới gian trốn truy nã, Sơn cũng không hề bén mảng về quê vì sợ bị
bắt, và cũng chính vì thế mà gã đã sống ngoài vòng pháp luật tới 16 năm. Khi bị
bắt, Sơn thú nhận có nhiều cách để trốn nã. Những cách giả làm gái thì hắn đã
học được từ khi bắt đầu bước chân vào con đường trộm cướp, vào chốn giang hồ.
Đại ca của Sơn và đồng bọn bị truy bắt cũng bởi không biết cách hóa trang và kế
hoạch tẩu thoát khi bị lộ diện. Còn với hắn với cách ngụy trang tinh vi như vậy,
ít ai nghĩ được rằng đó lại là một tội phạm đang chịu án truy nã. Vậy là hắn
thản nhiên tung hoành khắp Biên Hòa đến Bình Dương với cái tên giả là Lê Thị
Hiền. Hắn thuê các phòng trọ rẻ tiền để sống và hưởng thụ.
Chị Lê Thị D tố cáo cho đến khi thông báo Sơn bị sa lưới pháp luật sau hơn 16
năm trốn nã thì chúng tôi mới vỡ lẽ ra là mình bị lừa. Trước đó, Sơn cứ đêm đến
lại vào các khu công nghiệp để tiếp cận và lừa gạt tình cảm của công nhân. Khi
gã mất tích chúng tôi cũng cứ nghĩ có thể do đi công tác ở đâu chưa về nên lại
đợi. Có hình dáng bên ngoài bắt mắt lại dẻo miệng nên nhiều cô gái đã nhanh
chóng tin Sơn.
Không thiếu tiền vẫn cướp vì nhớ nghề
Đang có lệnh truy nã đặc biệt toàn quốc. Có vỏ bọc là bà bán trứng vịt lộn khá
hoàn hảo, số tiền lừa các cô gái nhẹ dạ và bán trứng cũng đủ cho gã có cuộc sống
tốt nhưng gã vẫn tiếp tục đi cướp khi có cơ hội vì…nhớ nghề.
Năm 1999, trong lần về huyện Châu Thành, Tây Ninh thăm một người bạn cũ cùng là dân giang hồ. Sau nhiều chầu nhậu và ăn chơi trác táng, Sơn bàn với bạn của mình thực hiện một phi vụ cướp tiệm vàng trên địa bàn. Trong vụ cướp táo tợn này, đồng bọn của Sơn cũng bị sa lưới chỉ sau 24 giờ nhưng Sơn vẫn ranh mãnh tẩu thoát được.
Vẫn chiêu cũ giả gái, hắn quay lại Đồng Nai để sinh sống và lừa tình. Ở đây, Sơn tán tỉnh và cặp bồ với nhiều cô gái nhưng mỗi người chỉ vài tháng rồi gã lại lỉnh đi không để lại dấu vết. Sơn thú nhận rằng: đúng là trốn nã và còn đi bán được trứng nữa nên không thiếu thốn, có lúc trong túi còn dư giả hàng chục triệu đồng nhưng máu giang hồ và sở thích cứ trỗi dậy nên không kìm hãm việc đi cướp tiếp.
Trong một lần về huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai thấy một số cửa hàng bán đồ trang sức ở đây, bảo vệ lỏng lẻo và địa bàn lại dễ tẩu thoát nên Sơn đã về nhà nghiên cứu kỹ càng kế hoạch để đột nhập trộm cắp cửa hàng này. Và, với những chiêu trò đã luyện tập từ trước đó, Sơn đã đột nhập và trộm cắp thành công tài sản khá lớn.
Công an huyện Vĩnh Cửu sau nhiều ngày lần theo tung tích nhưng bất thành nên đã ra lệnh truy nã toàn quốc với Sơn. Có được tài sản này, gã thả sức ăn chơi và lang bạt hết chỗ này đến chỗ khác. Hầu như không có tụ điểm ăn chơi nào ở Đồng Nai mà Sơn lại không ghé đến. Gần bước qua thời trai trẻ, khi đã chán với cuộc sống lang bạt và trốn truy nã này Sơn nảy ra ý định quay về Bình Dương để sống bình thường.
Lần này về Bình Dương gã đóng vai một thợ sơn chống thấm cho các
công trình lớn. Với vỏ bọc này, lại luôn tỏ ra là người cần mẫn nên Sơn nhanh
chóng chiếm được tình cảm của một công nhân ở Bình Dương và họ thành vợ chồng.
Tưởng tất cả mọi chuyện đã êm xuôi nên Sơn lơ là cảnh giác. Nhưng, lực lượng
chức năng thì vẫn tiếp tục lần theo dấu vết của gã.
Các trinh sát công an tỉnh Tây Ninh cho biết hành động của Sơn rất tinh vi. Có
nhiều tiền án nhưng Sơn luôn tự tin và bình tĩnh trong vỏ bọc của mình. Sơn thừa
nhận rằng tưởng chừng lệnh truy nã của hắn đã đi vào quên lãng do thời gian xảy
ra quá lâu, sẽ không còn ai nhớ đến hắn nữa nhưng điều hắn không thể ngờ tới là
lực lượng công an vẫn lần theo tung tích hắn hàng ngày.
Hễ phát hiện bất kỳ chi tiết, manh mối dù là nhỏ nhất các anh cũng dày công xác minh, điều tra. Thậm chí khi có thông tin về sự xuất hiện của đối tượng, các chiến sĩ công an còn phải hóa trang thành những kẻ bất bảo, thậm chí “dặt dẹo” ở đường để thu thập thông tin và quy luật hoạt động của tội phạm. Ngoài nắm chắc cơ sở, hành tung đối tượng thì việc phối hợp bắt giữ tội phạm phải bảo đảm yếu tố chính xác, bí mật và bất ngờ để những tên tội phạm có khả năng hóa trang tinh vi như Sơn trở tay không kịp.
(Theo ANTĐ)