- Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, ông Lê Ngọc Quang cũng tâm tư, trường thu phí cao tới 10-20 triệu, nặng về thương mại hóa thì giáo dục nhân cách cho các em ra sao? Nhân cách không thể như thị trường có mua và bán.

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 đã khép lại nhưng  dư âm vẫn còn đó với những nỗi buồn, bức xúc, lo lắng của phụ huynh học sinh. Đỉnh điểm của cuộc tranh cái gần đây là câu chuyện thu phí tuyển sinh và các khoản thu ở giai đoạn đăng ký nhập học đang ở mức rất cao. Có những trường thu từ 5 – 7 triệu đồng, thậm chí có những trường thu 20 triệu đồng trên 1 học sinh.

Vậy một cách thức tổ chức thi tuyển như vậy có phù hợp không và các nhà trường có quyền thu phí tới đâu?

Để nhìn nhận rõ hơn về vấn đề này, chương trình Góc nhìn thẳng  của báo VietNamNet mời bạn đọc cùng lắng nghe ý kiến chia sẻ của ông Lê Ngọc Quang – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

XEM VIDEO TALKSHOW TẠI LINK SAU:

Thu phí nhập học tới 10-20 triệu, các em sẽ nghĩ gì về nhà trường?

Thu phí nhập học tới 10-20 triệu, các em sẽ nghĩ gì về nhà trường?

Nhà trường thu phí đặc cọc, giữ chỗ là sai quy định. 10-20 triệu phí nhập học đó là khoản tiền không nhỏ của cha mẹ làm nên, các em sẽ nghĩ sao về nhà trường? Phó GĐ Sở GD&ĐT Hà Nội Lê Ngọc Quang nói. 

 

DƯỚI ĐÂY LÀ BẢN TEXT CỦA CHƯƠNG TRÌNH:

Nhà báo Phạm Huyền: Năm nay, rất nhiều trường THPT đang thu phí nhập học rất cao. Trung bình từ 5 – 7 triệu đồng và thậm chí có những trường thu 20 triệu đồng/học sinh. Đặc biệt, với các khoản thu này, có rất nhiều tên gọi khác nhau như phí đặt chỗ, phí ghi danh. Ông có đánh giá thế nào về việc thu phí như vậy?

Ông Lê Ngọc Quang: Về vấn đề thu phí như vậy, Sở GD-ĐT đã biết và có văn bản yêu cầu các trường dừng thu phí, trả lại cho các cha mẹ học sinh.

Tuy nhiên, câu chuyện vẫn bàn cãi đúng sai, chúng ta trở về gốc của nó. Trước hết về mặt quy định luật pháp, Nghị định 69/2008 của Chính phủ quy định 5 khoản thu các trường tư thục được phép thu. Trong đó có khoản phí, lệ phí, khoản từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài trợ, khoản ngân sách cấp… Không có khoản nào gọi là phí đặt chỗ, giữ chỗ.  

Như vậy có thể khẳng định, các trường đã tự đặt ra việc này, lấy lý do theo cơ chế thị trường để áp đặt ra khoản thu này và khoản thu này là sai về quy định.

Sở GD-ĐT yêu cầu, tất cả các trường dừng, trả lại các khoản tiền này cho cha mẹ học sinh. Hiện nay,  rất nhiều trường trên thành phố đã chấp hành, trả lại tiền cho học sinh như trường Marie Curie, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Tạ Quang Bửu…

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 1 đến 2 trường nữa, chúng tôi yêu cầu các trường trả lại cho cha mẹ học sinh. Yêu cầu này của chúng tôi còn trên cơ sở nhận được chỉ đạo của Bộ Giáo dục, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu thực hiện việc này.

{keywords}
 Ông Lê Ngọc Quang – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (Ảnh: Thanh Hùng)

 Nhà báo Phạm Huyền: Ccông văn chỉ đạo của Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đã góp phần làm yên lòng phụ huynh học sinh. Tuy nhiên một số trường vẫn kiên quyết bảo vệ quan điểm sẽ không hoàn trả các khoản thu đầu năm này cho phụ huynh học sinh với lý do, đây là thỏa thuận dân sự và bản thân phụ huynh, khi đăng ký nhập học cho con đã đồng ý các thỏa thuận này.

Ông có ý kiến như thế nào?

Ông Lê Ngọc Quang: Về lý, Nghị định 86 có giao các trường được quyền tự chủ, Nghị định 69 quy định 5 khoản thu trong trường tư thục.

Tuy nhiên để tự chủ trong giáo dục, chúng ta phải hiểu, trường tư thục là nằm trong hệ thống giáo dục Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam ra quyết định thành lập, được giao đất, miễn tiền sử dụng đất, được miễn và  giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, nghĩa là, trường đã được Nhà nước tạo ra một cơ chế thuận lợi để hoạt động.

Cho nên, các trường cần phải thực hiện đúng các Nghị định, Thông tư của nhà nước Việt Nam. Nghị định 69 có quy định rõ là không có khoản thu đó.

Về mặt đạo lý, cũng phải nói thêm, bây giờ 1 học sinh vào trường, phải nộp tiền giữ chỗ 10 – 20 triệu đồng, rồi học sinh đó đi học trường khác, mất đi tiền giữ chỗ trong khi số tiền đó không phải nhỏ do cha mẹ làm nên..., tất cả những sự việc đó, các em sẽ nghĩ gì về trường, về nền giáo dục?

Chúng ta làm giáo dục, là phải giáo dục nhân cách cho các em trong trường. Với iệc thu phí như vậy, chúng ta làm vậy thì sau sẽ khó khăn trong giáo dục nhân cách các em, vì nhân cách không phải như thị trường, có thể mua và bán được.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, ngay từ đầu, các trường đã thu các khoản phí như tiền sách vở học sinh, tiền đồng phục, tiền hỗ trợ xây dựng nhà trường... như vậy có  hợp lý không?

Ông Lê Ngọc Quang: Trong quy định, các trường tư thục chỉ được thu phí của các dịch vụ giáo dục và các khoản tiền thu hộ học sinh, chi cho mục đích cá nhân của học sinh, ví dụ như sách, vở, đồng phục, bảo hiểm…

Thế nhưng khi học sinh rút hồ sơ, chúng tôi yêu cầu trả hết các khoản đó. Ngay kể cả trường Lương Thế Vinh, tôi đã làm việc trực tiếp với trường, các khoản tiền như đồng phục, sách vở chưa ghi cũng sẵn sàng trả lại cho học sinh.

 Nhà báo Phạm Huyền: Đến tận năm nay thì câu chuyện về các khoản thu phí  bất hợp lý mới bùng nổ trên mạng xã hội. Thực tế trước đây, các trường cũng đã có các khoản thu như vậy. Tại sao đến thời điểm này, Sở Giáo dục Hà Nội mới có công văn tuýt còi vấn đề này?

Ông Lê Ngọc Quang: Trước kia có thể do số lượng và mức tiền ít. Năm nay, số lượng có vẻ đông và có kiến nghị phụ huynh thì chúng tôi bắt buộc phải vào cuộc.

Nhà báo Phạm Huyền: Tuy nhiên các trường lập luận cho rằng, việc họ phải đặt ra các khoản phí như vậy là để tăng sự cam kết của phụ huynh học sinh khi đăng ký học cho con,  tránh tình trạng tuyển thí sinh ảo. Phụ huynh ồ ạt đăng ký vào xong ồ ạt rút hồ sơ ra ảnh hưởng chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường.

Theo ông, chúng ta cần cách thức giải quyết như thế nào để đảm bảo hài hòa quyền lợi của phụ huynh học sinh cũng như nhà trường?

{keywords}
Ông Lê Ngọc Quang và nhà báo Phạm Huyền. Ảnh Thanh Hùng

 Ông Lê Ngọc Quang: Năm nay, trước khi tuyển sinh, chúng tôi đã họp các trường công, trường tư để bàn về công tác tuyển sinh.

Các trường tư có đề xuất 2 việc: Thứ nhất, cho phép xét tuyển hồ sơ dựa trên học bạ chứ không xét tuyển kết quả thi. Thứ hai, cho phép tuyển sinh sớm.

Cả hai việc này Sở chấp nhận, tạo điều kiện cho các trường ngoài công lập trong công tác tuyển sinh. Có nghĩa là,  chúng tôi luôn đi sát và sẵn sàng tạo điều kiện cho các trường ngoài công lập nếu có vấn đề xảy ra.

Cho nên có thể thấy Sở Giáo dục luôn tạo điều kiện không chỉ cho trường công mà còn cả trường tư trong quá trình tuyển sinh để đảm bảo sự công bằng giữa hai hệ thống trường.

Nhà báo Phạm Huyền: Hẳn ông cũng biết dư luận cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng lộn xộn trong nhập học như vậy một phần là do lỗi Sở GD-ĐT đã không chủ động công bố phổ điểm giống như các địa phương khác, khiến cho phụ huynh thiếu thông tin để quyết định chính xác.

Thứ hai là thời gian để đăng ký nhập học lại rơi vào cuối tuần và diễn ra chỉ trong 3 ngày với trường công. Có rất nhiều điều kiện khách quan dẫn đến tình trạng như vừa rồi. Ông có thể nói gì về trách nhiệm của Sở trong vấn đề này?

Ông Lê Ngọc Quang: Trong trường hợp này, nếu đánh giá tình trạng lộn xộn, nó chỉ xảy ra 1 – 2 nơi. Chúng ta không đánh giá quá về việc này.

1 – 2 điểm đó chúng tôi ứng trực, xử lý kịp thời. Một trong những nguyên nhân xảy ra tình trạng đó, chính là tạo điều kiện cho các trường ngoài công lập được phép tuyển sinh sớm, cho nên dẫn đến các trường thu hồ sơ sớm,  nộp vào rồi rút ra.

Sau khi giải quyết những công việc đó, toàn bộ hệ thống trường công cũng tuyển sinh nhanh và gọn hơn mọi năm nhiều.

Nhà báo Phạm Huyền: Trong thời gian tới, Sở GD-ĐT sẽ có những giải pháp lâu dài, bền vững gì để có thể tránh tuyệt đối những  trường hợp xảy ra như kỳ thi vừa rồi?

Ông Lê Ngọc Quang: Chúng tôi rà soát tất cả những nội dung trong thời gian qua, sau đó sẽ trao đổi với các nhà trường và cùng thống nhất với nhau những quy định.

Nhà báo Phạm Huyền: Vậy trong kỳ thi năm tới, Hà Nội có công bố phổ điểm như các địa phương khác không?

Ông Lê Ngọc Quang: Cái đó cũng là vấn đề cần tiếp thu. Vừa qua, có ý kiến cần công bố phổ điểm. Hơn thế nữa, tự chúng tôi còn nghĩ rằng, nếu có thể sau khi công bố điểm cho các học sinh, mình có thể gạt cơ học và dự kiến công bố điểm chuẩn của các trường. Công bố dự kiến thật nhanh để các phụ huynh, học sinh nắm được, tránh tình trạng chạy ngược chạy xuôi, xáo trộn.

{keywords}
Theo Ông Lê Ngọc Quang – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, "Sở Giáo dục đào tạo luôn tạo điều kiện không chỉ cho trường công mà còn cả trường tư trong quá trình tuyển sinh để đảm bảo sự công bằng giữa hai hệ thống trường". Ảnh Thanh Hùng

 Nhà báo Phạm Huyền: Cho tới năm học này, số lượng học sinh thi vào lớp 10 Hà Nội tăng đột biến. Trong khi đó, hệ thống trường công chỉ đáp ứng 62%, tương ứng 60 nghìn học sinh.

Có tới 30 nghìn học sinh tương ứng 30 – 40 % sẽ phải chuyển sang học cấp 3 ở trường ngoài công lập. Tuy nhiên lộn xộn đầu năm về thu phí nhập học như vậy cho thấy phần nào góc độ thương mại hóa ở khối trường tư. Vậy ông có lo ngại thế nào về tình hình thương mại hóa ở khối các trường ngoài công lập hay không?

Ông Lê Ngọc Quang: Với các trường tư thục, chúng tôi sẽ có chấn chỉnh, trao đổi với hiệu trưởng các trường tư thục để có sự thống nhất với nhau. Sai thì mình sửa và rút kinh nghiệm. Mình tin rằng, niềm tin của xã hội đối với những trường tốt, trường có tổ chức giáo dục tốt, chân chính vẫn được giữ vững.

Ngay từ đầu, tôi cũng đặt ra câu chuyện, chúng ta không nên đặt ra vấn đề thương mại hóa trong giáo dục. Tổ chức thương mại hóa giáo dục nhưng hoạt động đúng theo quy định và mục tiêu của chúng ta là hướng tới giáo dục những công dân, bao gồm cả kiến thức nhân cách. Tránh tình trạng những đơn vị quá thương mại hóa giáo dục thì cũng sẽ bớt đi sự thu hút của cha mẹ học sinh.

Thực hiện: Phạm Huyền - Hạ Anh - Thanh Hùng

Video: Huy Phúc, Xuân Quý, Đức Yên

Email: [email protected] 

Thí sinh 10 điểm môn Toán: 'Em không đánh bừa câu nào'

Thí sinh 10 điểm môn Toán: 'Em không đánh bừa câu nào'

Nam sinh đạt điểm 10 môn Toán năm nay cho biết, có vài câu em khá khó khăn khi đưa ra lựa chọn cuối cùng, nhưng tất cả các câu em đều tính toán và chọn phương án em tin tưởng nhất.

Những thí sinh có điểm thi THPT quốc gia 2018 cao nhất cả nước

Những thí sinh có điểm thi THPT quốc gia 2018 cao nhất cả nước

Bộ GD-ĐT vừa thông tin danh sách những thí sinh có điểm thi THPT quốc gia năm 2018 cao nhất của các địa phương và cả nước.

Thu phí nhập học tới 10-20 triệu, các em sẽ nghĩ gì về nhà trường?

Thu phí nhập học tới 10-20 triệu, các em sẽ nghĩ gì về nhà trường?

Nhà trường thu phí đặc cọc, giữ chỗ là sai quy định. 10-20 triệu phí nhập học đó là khoản tiền không nhỏ của cha mẹ làm nên, các em sẽ nghĩ sao về nhà trường? Phó GĐ Sở GD&ĐT Hà Nội Lê Ngọc Quang nói. 

Tra cứu điểm thi THPT quốc gia 2018 trên VietNamNet

Tra cứu điểm thi THPT quốc gia 2018 trên VietNamNet

Tra cứu điểm thi THPT quốc gia 2018 trên Vietnamnet áp dụng cho 63 tỉnh thành của bộ Giáo dục và Đào tạo. Xem điểm thi THPT quốc gia năm 2018 đầy đủ nhất.

Điểm 10 môn Toán duy nhất ở TP.HCM: "Em có chút may mắn"

Điểm 10 môn Toán duy nhất ở TP.HCM: "Em có chút may mắn"

Với một đề thi được nhìn nhận là khó, cùng cách thi "trắc nghiêm khách quan" ở kỳ thi THPT quốc gia 2018 đang được giới toán học nhìn nhận lại, thì những điểm 10 môn Toán kỳ thi THPT quốc gia 2018 được quan tâm hơn bao giờ hết.