Đập Tam Hiệp mở 3 cửa xả lũ hôm 18/7. Ảnh: CGTN |
Theo CGTN, con đê này bị thủng hôm 9/7 sau khi mưa lớn liên tiếp đổ xuống. Việc vá đê bắt đầu diễn ra vào 13/7, bắt đầu từ việc mở rộng và củng cố đường để máy xúc có thể đi qua. Tiếp đó, một lượng lớn đất và đá được đưa tới để vá lỗ thủng. Ở giai đoạn cuối, những tảng đá lớn được dùng để làm giảm tác động của dòng nước lũ.
Kể từ tháng 6, có ít nhất 141 người đã thiệt mạng hoặc mất tích, 37,89 triệu người bị ảnh hưởng và hơn 2.246.000 người phải di dời do lũ lụt tấn công 27 tỉnh thành ở Trung Quốc, gồm cả các tỉnh An Huy và Giang Tây.
Mức nước tại 433 con sông ở Trung Quốc đã vượt quá mức nguy hiểm từ đầu tháng 6, trong số này có 33 con sông dâng tới mức nước cao kỷ lục, Bộ Thủy Lợi Trung Quốc cho hay.
Theo chính quyền tỉnh An Huy, nước ở sông Dương Tử và trạm thuỷ điện Wangjiaba của hồ Huaihe tại tỉnh này đều vượt quá mức cảnh báo. Sáng qua, tỉnh An Huy đã nâng mức phản ứng với lũ lụt và hạn hán lên cao nhất.
Theo Thời báo Hoàn cầu, công ty vận hành đập Tam Hiệp hôm qua (18/7) phủ nhận việc đập thuỷ điện lớn nhất thế giới này bị sập đồng thời khẳng định nó vẫn hoạt động ổn định, phục vụ cho việc ngăn lũ.
Hoài Linh
Hơn 400 con sông vượt mức báo động, Trung Quốc căng mình ứng phó
Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc cho biết, mưa lớn, dai dẳng làm nước của 433 con sông tăng vượt mức báo động kể từ đầu tháng 6, gây lũ lụt nghiêm trọng.
Mưa vẫn trút xuống hạ nguồn Dương Tử, lính cứu hộ TQ vật lộn giữa biển nước
Mưa xối xả tiếp tục tấn công dữ dội các khu vực miền Nam, miền Trung và miền Đông Trung Quốc, với vùng trung nguồn và hạ nguồn sông Dương tử bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.