Đúng vào lúc có nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc sắp "hết đạn" trong cuộc chiến tranh thương mại đang leo thang với Mỹ, Bắc Kinh đã ngấm ngầm tung "chiêu độc" trả đũa Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ông Trump công khai 'tố tội' Trung Quốc trước LHQ

Ông Trump úp mở về lá thư mới 'đặc biệt' vừa nhận từ Kim Jong Un

Thế giới 24h: Màn thể hiện gây sửng sốt của ông Trump

Chiến dịch tuyên truyền chống Trump

Hãng tin Bloomberg dẫn lời giới quan sát nhận định, Bắc Kinh đang nỗ lực tác động vào dư luận Mỹ bằng cách thuê chính các tờ báo Mỹ đăng tải những bài viết công kích tổng thống nước này, liên quan đến cuộc đối đầu thương mại song phương.

{keywords}
Bài viết nói về hậu quả của chiến tranh thương mại trên báo Des Moines Register. Ảnh: Vox

Bằng chứng mới nhất cho chiến dịch trên là một bài viết dài tới 4 trang, nhan đề "Tranh cãi: Hậu quả từ hành động dại dột của một tổng thống" đăng tải cuối tuần qua trên tờ Des Moines Register, tờ báo lớn nhất của bang Iowa, Mỹ.

Nội dung bài viết xuất hiện trên các trang đầu tờ báo ngày 23/9 nêu chi tiết việc cuộc chiến thương mại do Tổng thống Trump châm ngòi nổ, đang buộc các nhà nhập khẩu Trung Quốc chuyển hướng sang Nam Mỹ, thay vì thu mua đậu tương của Mỹ như thế nào.

Đáng chú ý, bài viết được đăng tải kèm chú thích "được trả tiền và hoàn toàn do China Daily, một ấn phẩm chính thống của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chuẩn bị", ám chỉ nhật báo hàng đầu Trung Quốc đã mua chỗ đăng bài quảng cáo trên tờ Des Moines Register.

Ngoài bài xã luận trên, trong số phát hành ngày Chủ nhật của tờ Des Moines Register còn đăng bài giới thiệu về một cuốn sách ghi lại "những ngày tươi đẹp tại Iowa của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình", khi ông thăm bang này vào các năm 1985 và 2012, cùng một bài báo khác nhan đề "Bắc Kinh có thể tạo lập ví dụ cho thế giới".

Theo Tommy Vietor, cựu phát ngôn viên an ninh quốc gia cho cựu Tổng thống Barack Obama, Bắc Kinh đang áp dụng một thủ thuật "tương đối khôn ngoan" khi tấn công lãnh đạo Nhà Trắng ngay trên "sân nhà". Việc Bắc Kinh chọn Iowa "khai hỏa" cũng được tin có liên quan đến thực tế rằng, Terry Branstad, cựu thống đốc lâu năm ở bang Iowa  đang là Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc.

"Vũ khí" đậu tương

Giới phân tích chỉ ra rằng, Trung Quốc đang sử dụng đậu tương như một thứ vũ khí nguy hiểm nhằm phản kích Tổng thống Trump.

{keywords}
Các công nhân đang xúc đậu tương nhập khẩu lên các xe tải tại cảng ở Nantong thuộc tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc. Ảnh: WSJ

Iowa nằm ở vùng trung tây Mỹ và là một trong những bang sản xuất đậu tương chính của nước này. Trong khi đó, Trung Quốc lại là thị trường tiêu dùng đậu tương lớn nhất thế giới. Trước khi chiến tranh thương mại bùng nổ, Mỹ là một trong các đối tác chủ chốt cung cấp mặt hàng nông sản này cho Trung Quốc. Chỉ tính riêng trong năm 2017, Trung Quốc đã nhập khẩu tới 95,53 triệu tấn đậu tương từ Mỹ.

Bài viết mới trên tờ Des Moines Register dẫn lời Davie Stephens, Phó chủ tịch Hiệp hội Đậu tương Mỹ và cũng là một nhà sản xuất đậu tương lớn ở bang Kentucky cảnh báo: "Với vai trò là nhà nhập khẩu đậu tương số 1 của Mỹ, Trung Quốc là thị trường lớn và thiết yếu mà chúng ta (Mỹ) không thể để mất".

Có một thực tế không thể phủ nhận là, các nông dân trồng đậu tương tại Iowa đang nằm trong số những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất trước đòn "ăn miếng, trả miếng" Washington của Bắc Kinh, thông qua việc áp thuế nhập khẩu 25% đối nhiều mặt hàng thế mạnh của Mỹ. Việc xuất khẩu đậu tương đã đóng góp tới 30,8 triệu USD trong tổng doanh thu hơn 1 tỉ USD từ hoạt động xuất khẩu của bang Iowa.

Vì vậy, những nỗ lực tác động vào tâm lý đầy lo lắng của cử tri ở Iowa có thể khiến ông Trump và đảng Cộng hòa đối mặt với nguy cơ ít nhiều mất đi sự ủng hộ tại một trong những bang bầu cử then chốt, trong các vòng bỏ phiếu giữa kỳ diễn ra vào tháng 11 tới đây.

Trước chiến dịch tuyên truyền trên tờ Des Moines Register, Trung Quốc từng mua các trang bài tương tự trên số phát hành tháng 7 của tờ Roll Call, một tờ báo chuyên viết về tình hình quốc hội và chính trị Mỹ, để tập trung đăng tải nội dung về thương mại cùng những hậu quả do cuộc đối đầu của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gây ra. Đây được tin là nỗ lực đầu tiên của Bắc Kinh nhằm tác động trực tiếp đến các cử tri Mỹ.

Bản thân lãnh đạo Nhà Trắng dường như cũng nhận ra chiêu trả đũa khác lạ của Trung Quốc. Theo BBC, trong một thông điệp đăng tải trên Twitter ngày 26/9, Tổng thống Trump đã cho chia sẻ ảnh chụp các bài báo ông mô tả là "chiến dịch tuyên truyền" của người Trung Quốc nhằm chống lại ông.

{keywords}
Ảnh: SCMP

Tại phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tại New York trước đó trong cùng ngày, với vai trò chủ tọa, ông Trump bất ngờ công khai cáo buộc Trung Quốc đang can thiệp vào cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới của Mỹ, dù không cung cấp các bằng chứng. Trả lời phỏng vấn báo chí sau đó, ông quả quyết các bằng chứng sẽ tự lộ diện.

Các động thái mới cho thấy chiến tranh thương mại giữa Washington và Bắc Kinh vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Các nhà phân tích cho rằng, khi hai bên sắp hết "đạn thông thường" - các biện pháp tăng thuế nhập khẩu với hàng hóa của phía bên kia, họ sẽ tung ra các "chiêu trò độc, lạ" nhằm đè bẹp đối thủ. Giới quan sát vẫn chờ xem, lần này ông Trump sẽ dùng kế gì để đối phó với "chiêu độc" của Trung Quốc.

Tuấn Anh

TQ quyết đấu đến cùng với Mỹ

TQ quyết đấu đến cùng với Mỹ

Chính phủ Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng để giảm thiểu tác động của cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Liên tục ra đòn, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ‘sắp hết đạn’?

Liên tục ra đòn, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ‘sắp hết đạn’?

Hiện chưa rõ khi nào thì giới chức Mỹ và Trung Quốc sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại sau khi các cuộc đàm phán hồi tháng trước kết thúc mà không mang lại kết quả gì.

Sau Trung Quốc, nước nào có thể bị ông Trump giáng đòn thuế?

Sau Trung Quốc, nước nào có thể bị ông Trump giáng đòn thuế?

Tổng thống Mỹ Donald Trump thường xuyên than phiền "mức thâm hụt rất cao" với Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.

Khi nào chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ chấm dứt?

Khi nào chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ chấm dứt?

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo vừa hé lộ về thời điểm có thể chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang gây quan ngại toàn thế giới.

Vì sao chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khó dứt sớm?

Vì sao chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khó dứt sớm?

Vì các lí do chính trị, cả Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc đều thấy khó thoái lui khỏi cuộc chiến tranh thương mại đang nóng bỏng giữa hai nước.

Mỹ-Trung 'đấu đầu' thương mại, ASEAN được lợi gì?

Mỹ-Trung 'đấu đầu' thương mại, ASEAN được lợi gì?

ASEAN đang đối mặt với nhiều thời cơ và cả thách thức từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.