Theo các nhà khoa học, những "viên bi" thủy tinh mới được tìm thấy có kích thước lớn hơn nhiều so với các vật thể trước đó. Chúng có kích thước khoảng 1,5-2,5 cm, trong khi các mẫu vật được tìm thấy trước đó chỉ có đường kính nhỏ hơn 3 mm.
Thực chất, thủy tinh được tìm thấy rất nhiều trên Mặt Trăng. Chúng hình thành trong quá trình silicat - khoáng vật chủ yếu cấu thành nên đá - chịu nhiệt độ cao. Trong lịch sử hình thành, dung nham từ các vụ phun trào núi lửa trên Mặt Trăng đã tạo ra nhiệt lượng rất lớn và phản ứng với silicat, hình thành nên các trầm tích thủy tinh. Ngày nay, thủy tinh vẫn được tạo ra trên Mặt Trăng do nhiệt sinh ra từ tác động của thiên thạch.
2 vật thể có dạng cầu được tàu Yutu-2 chụp lại trên Mặt Trăng. Ảnh: Daily Mail. |
Theo đó, phát hiện mới đã được mô tả trong một bài báo do nhóm nghiên cứu của thuộc Đại học Sun Yat-sen (Trung Quốc), do nhà địa chất học Zhiyong Xiao đứng đầu.
“Những vật thể thủy tinh trên Mặt Trăng được tìm thấy trước đó có đường kính nhỏ hơn 1 mm và khá trong suốt. Tuy nhiên, 2 cái mới nhất có màu khá đục và không được sáng”, nhóm nghiên cứu cho biết.
“Các tinh cầu mới nhất được tìm thấy là bằng chứng cho việc chúng được hình thành trong dạng nguyên vẹn và có tiếp xúc trực tiếp với bề mặt”, nhóm nghiên cứu khẳng định. Tuy nhiên, họ cũng nói thêm rằng hiện chưa thể xác định thành phần cấu tạo nên các vật thể này.
Trước đó, thủy tinh núi lửa lần đầu được tàu vũ trụ Apollo của NASA tìm thấy vào đầu những năm 70. Mặc dù vậy, những vật thể đó có kích thước tương đối lớn và sẫm màu, với độ dày khoảng 4 cm.
Đây không phải lần đầu tiên tàu Yutu-2 bắt gặp các vật thể kỳ lạ trên Mặt Trăng. Trong năm ngoái, nó đã chụp lại các bức ảnh về một “túp lều bí ẩn” nằm trên vành miệng núi lửa, thứ mà các nhà nghiên cứu ban đầu không thể xác định. Tuy vậy, đầu năm nay, họ đã phát hiện ra rằng nó thực chất là một tảng đá giống hình một "con thỏ", được bao quanh bởi các vụn đá.
Tàu Yutu-2 thuộc nhiệm vụ Chang’e-4 (Thường Nga 4) của Trung Quốc, đã hạ cánh xuống Mặt Trăng vào tháng 1/2019 để thám hiểm các bí ẩn về vùng tối tại đây. Thường Nga 4 là sứ mệnh thứ tư của Trung Quốc trên Mặt Trăng và là sứ mệnh thứ hai gửi phi hành gia đi thám hiểm.
Sau Thường Nga 4, Trung Quốc cũng đã phóng thêm Thường Nga 5 vào tháng 11/2020. Hiện tại, nước này vừa phê duyệt thêm 3 sứ mệnh lên Mặt trăng, bao gồm Thường Nga 6, 7, 8 và dự kiến triển khai từ năm 2024.
Theo Zingnews
Vì sao tham vọng chinh phục vũ trụ của Ấn Độ thay đổi 180 độ?
Ấn Độ là một trong số ít các quốc gia đã gửi tàu thăm dò lên Mặt Trăng và Sao Hỏa. Nhưng đó chưa phải là điều ấn tượng nhất trong chương trình vũ trụ của quốc gia này.