Theo hãng thông tấn Reuters, một người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc ở Seoul đã ra thông báo nhấn mạnh rằng, hanbok thuộc về những người gốc Triều Tiên ở khắp mọi nơi, kể cả ở Trung Quốc và trên bán đảo Triều Tiên.

"Đó không chỉ là mong muốn mà còn là quyền của họ khi đại diện cho tất cả các nhóm dân tộc ở Trung Quốc mặc trang phục dân tộc tham dự Thế vận hội mùa Đông ở Bắc Kinh. Người gốc Triều Tiên ở Trung Quốc và hai miền nam bắc bán đảo Triều Tiên đều có chung nguồn cội và chung một nền văn hóa truyền thống, trong đó có trang phục", thông báo cho hay.

{keywords}
Cô gái mặc trang phục giống hanbok trong lễ khai mạc Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh hôm 4/2. Ảnh: Yonhap

Cũng theo người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc ở Seoul, Bắc Kinh vẫn tôn trọng truyền thống lịch sử và văn hóa của Hàn Quốc, đồng thời mong muốn Seoul cũng tôn trọng mong muốn của tất cả các dân tộc ở Trung Quốc, trong đó có người gốc Triều Tiên.

Trước đó, trong lễ khai mạc Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh diễn ra hôm 4/2, dư luận Hàn Quốc đã chú ý tới sự xuất hiện của một cô gái mặc trang phục giống hanbok trong nhóm biểu diễn đại diện cho các dân tộc thiểu số của Trung Quốc. Nhóm này đã cầm theo một lá cờ của Trung Quốc.

Hình ảnh này xuất hiện trong bối cảnh Trung Quốc và Hàn Quốc thời gian qua xảy ra một số tranh chấp về văn hóa. Trước đó, dư luận hai nước từng xảy ra tranh cãi về việc phía Bắc Kinh có động thái tự nhận Kim-chi, món ăn đặc sản của bán đảo Triều Tiên, có nguồn gốc lịch sử từ Trung Quốc.

Chính vì vậy, sự xuất hiện của hanbok tại lễ khai mạc Thế vận hội mùa Đông đã khiến một số chính trị gia Hàn Quốc lên tiếng chỉ trích.

"Đừng nhận (về mình) văn hóa của nước khác", ông Lee Jae Myung, ứng cử viên tổng thống đại diện cho đảng Dân chủ cầm quyền Hàn Quốc, viết trên Facebook vài giờ sau sự kiện. Trong khi đó, Nghị sĩ Park Chan Dae cũng cáo buộc Trung Quốc đang biến hanbok thành trang phục của riêng mình, và cho rằng những tuyên bố của Bắc Kinh về văn hóa Hàn Quốc "đã trở thành vấn đề rất nghiêm trọng".

Vụ việc thậm chí đã kéo theo sự tham gia từ phía Mỹ, khi ông Christopher Del Corso, Đại biện Mỹ tại Hàn Quốc, đã đăng ảnh mặc hanbok lên mạng xã hội với hashtag #OriginalHanbokFromKorea (Hanbok truyền thống là từ Triều Tiên). 

"Điều xuất hiện đầu tiên khi bạn nghĩ tới Hàn Quốc là gì? Kimchi, K-Pop, phim truyền hình và dĩ nhiên là hanbok", Đại biện Christopher Del Corso viết trên Twitter.

Đại sứ quán Mỹ tại Hàn Quốc không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của về ẩn ý đằng sau bài viết của ông Del Corso. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Trung Quốc cũng chưa có phản ứng trước sự việc trên.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ước tính có khoảng 2,5 triệu người gốc Triều Tiên đang sinh sống ở Trung Quốc.

>>> Đọc tin thế giới trên VietNamNet 

Việt Anh

Chi phí đằng sau cam kết một Olympic tiết kiệm của Trung Quốc

Chi phí đằng sau cam kết một Olympic tiết kiệm của Trung Quốc

Bắc Kinh từng đưa ra cam kết tổ chức Thế vận hội Omympics Mùa đông 2022 với chi phí 3,9 tỷ USD. Nhưng đây có phải là con số thực tế?

Ngôi làng Trung Quốc bùng nổ du lịch nhờ Olympic mùa Đông

Ngôi làng Trung Quốc bùng nổ du lịch nhờ Olympic mùa Đông

Nhờ việc đăng cai Thế vận hội Bắc Kinh 2022, nên các môn thể thao mùa đông hiện rất được ưa chuộng tại một số khu vực ở Trung Quốc.