Trung Quốc hứng quả đắng từ tranh chấp thương mại với Australia. Ảnh: Bloomberg |
Theo Daily Mail, Australia cung cấp 57% lượng than nhiệt nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2019. Loại than này dùng để tạo ra điện năng cho các nhà máy điện. Tuy nhiên, tháng trước, Bắc Kinh đã dừng nhập khẩu than đá của Australia, khiến 80 tàu chở số hàng trị giá hơn 1,1 tỷ USD của Australia bị mắc kẹt ở ngoài khơi bờ biển nước này.
Tháng trước, giá than ở Trung Quốc là 500 NDT/tấn, nhưng tới ngày 14/12 đã tăng thành 760 NDT/tấn. Việc này khiến hàng triệu người dân phải hạn chế sử dụng điện, SCMP đưa tin.
Khoảng 57 triệu người sống ở tỉnh Chiết Giang, phía nam Thượng Hải, ở bờ đông Trung Quốc đã phải chịu cảnh thiếu hụt điện, cắt điện.
Chính quyền tỉnh Chiết Giang hiện yêu cầu các cơ quan chỉ sử dụng hệ thống sưởi khi nhiệt độ giảm xuống dưới 3 độ C. Tại thành phố Ôn Châu, các cửa hàng ăn chỉ dùng điều hòa nhiệt độ cho thực khách chứ không phải cho nhân viên, bắt đầu từ 11-20/12. Các nhà máy nhỏ và vừa được cho là đã nhận được lệnh dừng sản xuất từ một tới hai ngày sau hai ngày hoạt động, bắt đầu từ 13-30/12.
Trong khi đó, tại tỉnh Hồ Nam, nơi có 67 triệu người sinh sống, một số cư dân phải leo 20 tầng do khu căn hộ của họ bị cắt điện và thang máy dừng hoạt động, theo The Australian.
Một nguồn tin từ ngành công nghiệp năng lượng Trung Quốc cho biết: "Bạn không thể coi như quan hệ giữa Trung Quốc và Australia không góp phần gây ra tình trạng này".
Ngay cả ở trung tâm tài chính Thượng Hải, nơi có dân số 24 triệu người, chính quyền cũng yêu cầu các trung tâm mua sắm và tháp văn phòng tắt điều hòa nhiệt độ và điện thắp sáng bên ngoài không cần thiết. Màn trình diễn ánh sáng và laze dọc sông Hoàng Phố cũng bị tắt trong vài ngày tới.
Theo SCMP, Cơ quan Hoạch định Kinh tế Trung Quốc - Ủy ban Phát triển, Cải cách Quốc gia cho hay, nước này vẫn đủ than cho hết mùa đông và mùa xuân dù giá than tăng. Trung tâm Ordos Coal Trading cho rằng, giá than đá tăng vọt do lệnh cấm nhập khẩu than của Australia gây ra.
Hoài Linh
Canada dừng đàm phán thương mại tự do với Trung Quốc
Ngoại trưởng Canada Francois-Philippe Champagne nói rằng, "Trung Quốc năm 2020 không còn là Trung Quốc năm 2016".
Toàn cảnh thương chiến khốc liệt Mỹ - Trung
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã gây ra những hậu quả rõ ràng và dự báo còn nghiêm trọng hơn nữa, ảnh hưởng tiêu cực đến hồi phục và tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.