Động thái này của Tổng Cục Quản lý Giám sát thị trường quốc gia Trung Quốc (SAMR: State Administration for Market Regulation) là hành động mới nhất trong một chiến dịch trừng phạt hàng loạt các công ty trong các lĩnh vực khác nhau mà chính phủ Trung Quốc đã nhắm mục tiêu trong năm qua nhằm kiểm soát ngành công nghiệp của nước này.
Trung Quốc điều tra các nhà phân phối chip vì nghi ngờ "thổi giá" |
Liên quan đến cuộc điều tra này, cơ quan quản lý Trung Quốc cho biết: “SAMR đã mở một cuộc điều tra đối với các nhà phân phối chip ô tô liên quan đến những vấn đề nổi cộm đang xảy ra như việc đầu cơ và tăng giá quá mức trên thị trường chip bán dẫn dành cho ô tô”.
Trong tuyên bố của mình, cơ quan này cho biết thêm, các công ty phân phối chip bị nghi ngờ đã có hành động đẩy giá lên cao, đồng thời tuyên bố sẽ điều tra và trừng phạt các hành vi bất hợp pháp như tích trữ, chém giá và thông đồng.
Tình trạng thiếu chip bán dẫn toàn cầu bắt đầu từ tháng 12 năm ngoái đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và lĩnh vực phần cứng trên toàn thế giới. Mặc dù ban đầu tập trung vào lĩnh vực ô tô, nhưng sau đó nó đã lan rộng ra và ảnh hưởng đến một loạt các lĩnh vực khác.
Sự lo lắng về nguồn cung không chắc chắn đôi khi khiến người mua và nhà phân phối chip bán dẫn mua nhiều chip hơn mức họ cần, tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến giá tiếp tục tăng.
Vào tháng 6 vừa qua, Giám đốc điều hành của nhà sản xuất chip Intel cho biết, ông dự kiến tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn sẽ chạm đáy vào cuối năm nay và thị trường chip chỉ phục hồi trở lại bình thường vào năm 2023.
Trước đó, vào tháng 4 năm nay, cơ quan quản lý của Trung Quốc đã áp mức phạt kỷ lục 2,75 tỷ USD đối với gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba vì tham gia vào các hành vi chống cạnh tranh.
Phan Văn Hòa (theo Reuters)
Chính phủ Anh có thể chặn thương vụ bán nhà máy chip do lo ngại an ninh quốc gia
Thương vụ mua lại nhà máy chip lớn nhất nước Anh - Newport Wafer Fab (NWF) của Tập đoàn Nexperia có thể bị chặn bởi chính phủ Anh.