Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, trong cuộc gặp với các nhà ngoại giao của 10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hồi đầu tháng 8, một quan chức Trung Quốc phụ trách các vấn đề về hàng hải và biên giới đã bày tỏ những quan ngại của Bắc Kinh về "nguy cơ cao" từ những hoạt động quân sự của "các nước không nằm trong khu vực". Đây là cụm từ phía Trung Quốc thường dùng khi đề cập đến vai trò của Mỹ ở châu Á.

{keywords}
Tàu hải cảnh Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh: Reuters

Quan chức Trung Quốc kêu gọi các nước ASEAN hợp tác với Bắc Kinh. Người này nói, hai bên cần phải khôi phục các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông càng sớm càng tốt để “cho thấy một số tiến triển".

Cũng theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, các nhà ngoại giao ASEAN cho biết, Trung Quốc gần đây đã thể hiện thiện chí hơn trong việc thảo luận về các giải pháp cho tranh chấp Biển Đông. Đây là vấn đề Bắc Kinh cố gắng dẹp bỏ để tập trung vào các hợp tác kinh tế song phương.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21/8 khẳng định vẫn giữ "liên lạc bình thường" với các phái đoàn ASEAN ở Trung Quốc, nhưng không cung cấp thêm thông tin.

Suốt hơn hai thập kỷ qua, Trung Quốc và các nước ASEAN đã bàn bạc về Bộ quy tắc ứng xử (COC) nhằm quản lý các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, một trong những tuyến đường biển quan trọng của thế giới. Các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh đối với hầu hết vùng biển này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của nhiều nước láng giềng.

Năm 2002, Trung Quốc và ASEAN đã thống nhất Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhưng mãi đến năm 2011, văn bản không có tính ràng buộc pháp lý này mới chính thức được thông qua. Hai bên bắt đầu đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc vào năm 2013 và đến năm 2018 đạt thỏa thuận về một “dự thảo ngôn ngữ đàm phán” được dùng như nền tảng cho các cuộc thương lượng.

Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc vào tháng 11/2019, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thông báo lần họp và đọc đầu tiên “dự thảo ngôn ngữ đàm phán” giữa hai bên đã hoàn tất và Bắc Kinh đề xuất một lộ trình 3 năm để hoàn thiện COC vào năm 2021.

Tuy nhiên, quá trình không mấy tiến triển kể từ đó. Các cuộc đàm phán tiếp tục chịu thêm ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Trước đại dịch, ASEAN và Trung Quốc đã lên lịch tổ chức một loạt cuộc họp bàn, đầu tiên là ở Brunei vào tháng 2, ở Philippines vào tháng 5 và sau đó tại Indonesia vào tháng 8 và ở Trung Quốc vào tháng 10.

Trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Indonesia Retno Marsudi ở Hải Nam hôm 20/8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh, Bắc Kinh sẵn sàng bắt tay với các nước ASEAN để bảo đảm sớm hoàn tất COC.

Tuấn Anh

Đối thoại ASEAN-Mỹ: Không gây phức tạp tình hình Biển Đông

Đối thoại ASEAN-Mỹ: Không gây phức tạp tình hình Biển Đông

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng nhắc lại lập trường nguyên tắc của ASEAN trong đảm bảo hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông.

Phó đô đốc hải quân Philippines tố Trung Quốc "khiêu khích" ở Biển Đông

Phó đô đốc hải quân Philippines tố Trung Quốc "khiêu khích" ở Biển Đông

Ông Giovanni Bacordo cáo buộc Bắc Kinh có hành động "khiêu khích" ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi việc phản đối thông qua ngoại giao sự hiện diện của hai tàu nghiên cứu Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp.