Trung Quốc, hôm 20/10, cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sẽ mở cửa thêm thị trường rộng lớn của nước này. Tuy nhiên, Mỹ nhanh chóng phản bác rằng quốc gia tỷ dân "không có khuynh hướng thay đổi".

{keywords}
Quan hệ thương mại Mỹ - Trung căng thẳng nhiều năm qua, đặc biệt dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Các cam kết đã được Bắc kinh đưa ra trong quá trình WTO đánh giá các hoạt động thương mại của Trung Quốc, một cuộc họp kín mà tất cả 164 thành viên của tổ chức này thường xuyên phải trải qua.

Trong báo cáo được WTO đưa ra, Trung Quốc đề xuất thúc đẩy các nỗ lực khuyến khích "một mô hình phát triển mới", trong đó các thị trường trong nước và quốc tế củng cố lẫn nhau, với thị trường nội địa là "trụ cột".

"Bằng cách khai thác triệt để tiềm năng của nhu cầu trong nước, mô hình phát triển mới giúp kết nối tốt hơn các thị trường trong nước và quốc tế, tận dụng tốt hơn các nguồn lực cũng như các thị trường trong và ngoài nước, đồng thời đạt được sự phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn".  

Bắc Kinh tin rằng thị trường rộng lớn tiềm năng cho nhu cầu nội địa của 1,4 tỷ dân Trung Quốc sẽ được "giải phóng hoàn toàn" nhờ chiến lược này.

Trung Quốc thường xuyên cam kết mở cửa thị trường hơn nữa trong những năm qua, nhưng các hoạt động thương mại của nước này thường xuyên bị chỉ trích.

Không chỉ đấu với Mỹ về các cáo buộc chơi không công bằng, Bắc Kinh còn đối mặt với nhiều xung đột khác với Australia tại WTO. Canberra đang phản đối các mức thuế mà Trung Quốc áp đặt đối với lúa mạch, đồng thời phản đối các đòn trừng phạt nhằm vào một loạt hàng hóa khác. Tháng trước, Australia đã yêu cầu WTO ra phán quyết chống lại việc Trung Quốc đánh thuế lên xuất khẩu rượu vang của nước này.

Trong một báo cáo, Trung Quốc cho biết nước này muốn thực hiện một "chính sách nhập khẩu chủ động hơn" và tăng cường thí điểm các càng biển và khu thương mại tự do.

Về biến đổi khí hậu, báo cáo của WTO tái khẳng định Trung Quốc sẽ phấn đấu đạt mục tiêu phát thải carbon dioxide lên mức cao nhất trước năm 2030 và đưa về 0 (trung hòa) trước năm 2060.  

Lần đánh giá cuối cùng về các chính sách thương mại của Trung Quốc là vào năm 2018. Mỹ, dưới thời Tổng thống Donald Trump, đã đặt câu hỏi về tính hợp pháp của Trung Quốc trong WTO, cáo buộc Bắc Kinh không mở cửa thị trường đầy đủ.

Phản ứng trước bản đánh giá mới, ông David Bisbee, đại biện lâm thời của Mỹ tại WTO, nói rằng kỳ vọng Trung Quốc sẽ áp dụng các chính sách mở cửa, định hướng theo thị trường đã không trở thành hiện thực.

"Có vẻ như Trung Quốc không có khuynh hướng thay đổi", ông bình luận. "Thay vào đó, Trung Quốc đã sử dụng dấu ấn tư cách thành viên WTO để trở thành nhà buôn lớn nhất của WTO, đồng thời giảm gấp đôi sự tiếp cận thương mại phi thị trường do nhà nước chỉ đạo, gây bất lợi cho người lao động và doanh nghiệp ở Mỹ cùng nhiều nước khác".

Thanh Hảo

Quan hệ Mỹ - Trung: Dịu bớt căng thẳng, còn nhiều bất đồng

Quan hệ Mỹ - Trung: Dịu bớt căng thẳng, còn nhiều bất đồng

Trong một mối quan hệ căng thẳng như giữa Mỹ và Trung Quốc, chỉ cần một thỏa thuận mà các cuộc đàm phán có hiệu quả đã là một dấu hiệu của sự tiến bộ.