Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đề xuất này nhằm bổ sung các lựa chọn cho người dân trong việc đăng ký, cấp biển số; tạo ra sự cạnh tranh, công khai và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Cũng theo đại diện Cục CSGT, trên hệ thống dữ liệu sẽ phân loại biển số dạng tứ quý hoặc số đẹp để đấu giá. Với các dãy số theo sở thích, người dân có nhu cầu được lựa chọn và chỉ phải đóng một khoản tiền theo quy định.

{keywords}
Bộ Công an đề xuất đấu giá biển số xe đẹp

Trường hợp nhiều người trùng sở thích, biển số sẽ được đấu giá trên hệ thống điện tử, ai trả giá cao, người đó được sở hữu.

Xung quanh lo ngại đề xuất trên được thông qua sẽ phát sinh việc mua bán, chuyển nhượng biển số, đại diện Cục CSGT cho rằng, biển số là sở hữu cá nhân nhưng chịu sự quản lý nhà nước.

Khi đấu giá xong, người dân không được mang đi bán, chuyển nhượng kiếm lời mà phải sử dụng đúng tên và đúng chiếc xe đã đăng ký.

Đồng tình với quan điểm cho đấu giá biển số xe theo sở thích, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) Nguyễn Văn Thạch cho rằng, nhu cầu của người dân muốn có biển số xe đẹp, theo sở thích là có thực.

Lâu nay, nhiều người cứ băn khoăn "sao xe đẹp lại thường đi liền với biển đẹp" nên nếu đấu giá biển số xe sẽ đảm bảo tính công khai, minh bạch; tăng thu ngân sách.

Tuy nhiên ở góc độ cá nhân, ông Thạch cho rằng sau khi trúng đấu giá thì người đó được phép bán, cho tặng người khác. Bởi, khi đó biển số xe sẽ thuộc sở hữu của người trúng nên người trúng được phép chuyển nhượng, cho tặng theo ý muốn của mình.

"Trường hợp cho tặng hoặc bán thì phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục nhượng quyền", ông Thạch nói.

Ông Thạch cũng nêu, một nước trên thế giới cho đấu giá biển số xe và sử dụng suốt đời. Tuy nhiên, khi cần thiết họ có thể bán, cho tặng người khác thông qua cơ quan quản lý. 

Người trúng đấu giá có đủ quyền bán, cho tặng 

Trưởng văn phòng luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn luật sư TP.HCM) Diệp Năng Bình cho hay, quyền sở hữu là một quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu. Do đó, cũng giống như bất cứ quan hệ pháp luật dân sự nào, quyền sở hữu phát sinh phải dựa trên những căn cứ pháp lý nhất định.

Việc xác lập quyền sở hữu dựa trên những căn cứ được quy định tại điều 221 Bộ luật dân sự được coi là quyền sở hữu hợp pháp. Trong đó có việc sở hữu tài sản hợp pháp thông qua việc đấu giá. Khi có được tài sản theo đúng quy định thì chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.

Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.

Như vậy, căn cứ theo bộ luật Dân sự 2015, luật Đấu giá tài sản thì sau khi trúng đấu giá và hoàn tất các thủ tục theo quy định của pháp luật thì tài sản này đã thuộc về người trúng đấu giá mà không còn là tài sản của Nhà nước nữa. Do vậy, họ có đầy đủ các quyền tặng cho, thừa kế cho người khác... Và đương nhiên trong trường hợp này, chủ sở hữu biển số xe mới chỉ việc đi đăng ký lại với cơ quan chức năng.

Đấu giá biển số xe đẹp, trúng không được bán lại

Đấu giá biển số xe đẹp, trúng không được bán lại

Việc đấu giá biển số xe đẹp không được làm ảnh hưởng tới việc quản lý; người trúng không được quyền bán lại biển số xe.

 Vũ Điệp