Sáng 25/12, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức lễ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống ngành Lưu trữ Việt Nam (3/1/1946 - 3/1/2020).
Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề 'Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong tài liệu lưu trữ'. |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đặng Thanh Tùng - Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước khẳng định: "Cách mạng công nghiệp 4.0 với đặc trưng phát triển dựa trên nền tảng internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới. Bối cảnh đó đòi hỏi sự thay đổi phương thức, cách thức lãnh đạo của bộ máy chính quyền, dẫn đến sự hình thành và phát triển chính phủ điện tử, nhằm thích ứng với yêu cầu quản lý trong hiện tại và tương lai.
Có thể nói, sứ mệnh của ngành Lưu trữ không chỉ đang gìn giữ những tài liệu, tư liệu lịch sử quốc gia mà còn có giá trị cho toàn nhân loại và đấy cũng là sứ mệnh chung của ngành Lưu trữ trên thế giới. Sứ mệnh của các Lưu trữ Việt Nam là gìn giữ cho thế hệ tương lai những thông tin, tài liệu số đang ghi lại lịch sử thời kỳ hiện tại. Nói cách khác, xây dựng Lưu trữ số chính là sứ mệnh của ngành Lưu trữ trong bối cảnh Chính phủ điện tử, Chính phủ số", ông Đặng Thanh Tùng khẳng định.
Trưng bày giới thiệu đến công chúng những mộc bản quý. |
Cũng trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống ngành Lưu trữ, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong tài liệu lưu trữ.
Trưng bày giới thiệu đến công chúng những mộc bản quý (Di sản tư liệu thế giới Mộc bản triều Nguyễn) và một số tài liệu lưu trữ có nội dung về Quốc hiệu và Kinh đô của nước ta từ thời Hùng Vương dựng nước cho đến nay. Đây là những tư liệu lịch sử, bằng chứng thể hiện khát vọng, ý chí độc lập, tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc của các bậc tiền nhân nước Việt.
Một vài hình ảnh trong trưng bày Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong tài liệu lưu trữ:
Tình Lê
Trưng bày 120 tác phẩm hội hoạ của hoạ sĩ Lê Huy Tiếp
Triển lãm '50 năm nghệ thuật sơn dầu và tranh in của hoạ sĩ Lê Huy Tiếp' trưng bày 120 tác phẩm hội hoạ và đồ hoạ tranh in từ 12 bộ sưu tập của bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và tư nhân tại Việt Nam, Úc và Mỹ.