Trong 2 giờ, TS.BS Michel Tetrault và các khách mời đã giải đáp các thắc mắc của bạn đọc VietNamNet về điều trị các chứng bệnh liên quan hệ xương, khớp, cơ, cột sống mà không cần phải dùng thuốc hay phẫu thuật.

Theo thống kê mới nhất của Hội Cơ Xương Khớp Việt Nam, Việt Nam là một trong các quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh xương khớp cao nhất thế giới với hơn 30% người trên 35 tuổi và 60% người trên 65 tuổi mắc căn bệnh này. Trong đó, người bị thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm chiếm tỉ lệ lớn.

Bệnh xương khớp, nhất là bệnh lý liên quan cột sống, tuy không chết người nhưng lại gây tàn phế rất cao. Các nghiên cứu trên bệnh nhân khớp cho thấy chỉ sau 5 năm phát bệnh (với triệu chứng âm thầm hoặc chỉ là những cơn đau, mỏi ngắn), số bệnh nhân khớp còn chức năng lao động bình thường chỉ khoảng 40%.16% mất chức năng đi lại nghiêm trọng và số này đều do thoái hóa cột sống. Những người này thường xuyên đau đớn, khi nặng hơn có thể liệt, bị ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày.

{keywords}
Các khách mời tại tòa soạn báo VietNamNet. Ảnh: P.Hải

Đáng ngại là, nhiều người Việt Nam không biết rằng các chứng bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ thường xuất phát từ CỘT SỐNG, thường có thói quen dùng thuốc để mong khỏi đau tức thì, không quan tâm đến tác dụng phụ của thuốc. Nhiều người chỉ khi phát bệnh mới chịu đi điều trị, không có kế hoạch phòng trừ bệnh tật cho đến khi khi nó xảy ra với mình.

Hiện nay, người bệnh xương khớp cột sống thường được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật, các liệu pháp giảm đau như tiêm, dán, phục hồi chức năng... Tuy nhiên, hiện không nhiều người dân Việt Nam được tiếp cận với một chuyên ngành y tế đã phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đó là chuyên ngành Thần kinh cột sống (Chiropractic)- một trong những chuyên ngành y tế hiệu quả nhất trong việc điều trị các chứng bệnh liên quan hệ xương, khớp, cơ, cột sống mà không cần phải dùng thuốc hay phẫu thuật.

Bạn đọc VietNamNet sẽ có cơ hội tìm hiểu, tiếp cận và thụ hưởng thành tựu của chuyên ngành mới này qua cuộc giao lưu trực tuyến với TS.BS Michel Tetrault- Tổng thư ký Liên đoàn Bác sĩ Thần kinh cột sống Châu Á Thái Bình Dương, thành viên Hiệp hội Thần kinh cột sống Thế giới, người có gần 40 năm kinh nghiệm điều trị các chứng bệnh về hệ xương, khớp, cơ, thần kinh cột sống trong chuyên ngành Thần kinh cột Sống.

Chủ đề giao lưu: Trị đau xương khớp, cột sống không dùng thuốc

Giao lưu được thực hiện nhân chuyến công tác tại Hà Nội của TS.BS Michel Tetrault để cố vấn phát triển chuyên ngành Thần kinh cột sống cho tập đoàn Hà Minh Anh- doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được chọn làm đối tác chuyển giao công nghệ và nhân sự chuyên ngành Chiropractic tại Việt Nam.

Được biết, TS.BS Michel Tetrault, ngoài việc điều hành hệ thống phòng khám của mình, đang tư vấn cho nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á triển khai chuyên ngành Chiropractic.

Cùng dự giao lưu có:

- Bà Đinh Thị Minh - Tổng Giám đốc Phòng khám Xương, Khớp, Cơ, Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ ProChiro

-PGS.TS Vũ Thị Thu Hiền- Trưởng khoa Hoá Sinh và Chuyển hoá dinh Dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc Gia)

- Ông Sudipta Kumar Pathak- Giám đốc Chất lượng Công ty Cổ phần Sữa TH.

NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU

Tư thế xấu luôn đi kèm sức khỏe yếu

Hong Anh, Nữ - 33 tuổi
Bệnh nhân đến tìm gặp bác sỹ Thần kinh cột sống vì những vấn đề gì là chủ yếu?

TS.BS Michel Tetrault: Phần lớn triệu chứng đau là dấu hiệu cho thấy người bệnh có vấn đề ở cột sống và hệ thống dây thần kinh. Bệnh nhân tìm đến các bác sỹ Thần Kinh Cột sống vì nhiều vấn đề khác nhau như đau đầu, đau cổ, đau vai và cánh tay, tê tay và/hoặc chân, hội chứng nghẽn rãnh cổ tay, đau lưng giữa, đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, cong vẹo cột sống, gù lưng, viêm cột sống, đau xương chậu, đau thần kinh tọa, tê chân hoặc bàn chân, đau đầu gối, đau cổ chân, đau bàn chân.

Ngọc Đức, Nam - 43 tuổi
Làm thế nào để biết được một người có cần tới chăm sóc Thần Kinh Cột Sống hay không?

TS.BS Michel Tetrault: Kiểm tra tư thế luôn là lựa chọn đầu tiên! Chúng tôi quan sát tất cả mọi người và thấy rằng những ai có tư thế xấu luôn đi kèm với sức khỏe yếu, những ai có tư thế tốt dĩ nhiên sức khỏe của họ cũng tốt theo. Sự thật là tư thế được coi là một tấm gương phản chiếu sức khỏe của bạn. Thông qua bài kiểm tra tư thế sẽ cho bạn biết được ngay rằng liệu bạn có cần tới chăm sóc Thần Kinh Cột Sống.

{keywords}
Toàn cảnh buổi giao lưu. Ảnh: P.Hải

Minh Trang, Nữ - 38 tuổi
Thưa tiến sĩ, chuyên ngành Thần kinh Cột Sống là chuyên ngành gì, tôi chưa có nhiều thông tin về chuyên ngành y tế này

TS.BS Michel Tetrault: Chuyên ngành Thần kinh cột sống (Chiropractic) là một chuyên ngành y khoa, được áp dụng hợp pháp trên hơn 120 quốc gia và được cấp phép đầy đủ bởi hơn 100 cơ quan chính phủ.

Minh Ánh, Nam - 44 tuổi
Theo bác sỹ, chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống có phù hợp với người Việt Nam hay không? Và ông sẽ làm gì để giúp chúng tôi có thêm nhiều phòng khám Thần Kinh Cột Sống để điều trị cho nhiều người hơn, nhất là người ở tỉnh xa như tôi?

TS.BS Michel Tetrault: Giờ đây chuyên ngành Thần kinh cột sống đang bắt đầu phát triển tại Việt Nam. Điều quan trọng nhất chính là người dân Việt Nam nên hiểu rõ về tầm quan trọng của cột sống, từ đó có những ứng xử phù hợp khi điều trị bệnh liên quan xương, khớp, cơ, cột sống hay chăm sóc sức khoẻ toàn diện. Về phát triển bền vững chuyên ngành này, Việt Nam nên có trường đại học đào tạo về Thần kinh Cột Sống. Khi ấy, các sinh viên tốt nghiệp hàng năm đến từ mọi miền đất nước sẽ quay trở về các thành phố, làng quê nơi họ sinh ra và lớn lên mang chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống đến với mọi người dân. Cho đến khi hiện thực hóa được điều đó, có lẽ người dân sinh sống ở những miền quê vẫn phải đến 198 b Nguyễn Tuân, Hà Nội và sắp xếp nơi ở để điều trị trong khoảng 1 tháng.

Huyền Trân, Nữ - 35 tuổi
Chuyên ngành thần kinh cột sống có thực sự hiệu quả?

TS.BS Michel Tetrault: Có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới chứng minh phương pháp Thần Kinh Cột Sống là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất để điều trị các chứng đau thắt lưng, đau cổ, nhức đầu và các tình trạng đau khác liên quan đến cột sống. .. Dựa vào đó, kết luận chung của các nhà khoa học là phương pháp Thần Kinh Cột Sống là cách chữa trị được khuyên dùng cho hầu hết các phapslieen quan đến xương- khớp, cơ, thần kinh cột sống.

Lanh Nguyen, Nam - 48 tuổi
Chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống (chiropratic) có thể điều trị được những căn bệnh gì thưa ông? Hiện tôi đang sống và làm việc tại Hà Nội, tôi có thể đến đâu để khám và điều trị?

TS.BS Michel Tetrault: Chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống có thể điều trị được những căn bệnh: Thoát Vị Đĩa Đệm, Sai Lệch Đốt Sống, Cong Vẹo Cột Sống, Thoái Hóa Cột Sống, Thoái Hóa Khớp, Viêm Đa Khớp, Viêm Gân Achilles(Gân Gót), Viêm Cơ Mạc Bàn Chân, Co Cứng Cơ, Đau Dây Thần Kinh Tọa, Hội Chứng Nghẽn Rãnh Cổ Tay, Hội Chứng Cổ Vai Cánh Tay, Hội Chứng Bàn Chân Bẹt, Hoa Mắt Chóng Mặt, Đau Đầu, Đau Vai, Đau Thắt Lưng..., phục hồi chức năng cho các bệnh nhân sau tai biến, các chấn thương thể thao và các chấn thương khác...

Bạn hãy đến phòng khám Xương, Khớp, Cơ, Thần Kinh Cột Sống Hoa Kỳ ProChiro, tại địa chỉ: 198b Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội.

Minh Hạnh, Nữ - 35 tuổi
Đối tượng nào phù hợp để tiếp cập chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống?

TS.BS Michel Tetrault: Người dân tại hầu hết các nước Châu Á và Việt Nam tìm đến các bác sĩ chuyên khoa Thần Kinh Cột Sống để điều trị các cơn đau như đau lưng, đau cổ, đau đầu gối, viêm khớp v.v… Phương pháp Thần Kinh Cột Sống là một phương pháp rất có hiệu quả đối với các vấn đề trên. Việc sai lệch của các đốt sống làm cản trở sự luân chuyển của năng lượng thần kinh, có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn ở mọi lứa tuổi, và xảy ra thông qua các hoạt động thường ngày. Nếu để lâu không điều trị có thể gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe về sau.

Ở Hoa Kỳ, người dân thường xuyên đến gặp bác sĩ Thần Kinh Cột Sống ngay cả khi họ không bị đau. Và kết quả là họ tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh và lành mạnh hơn.

{keywords}

TS.BS Michel Tetrault đang trả lời trực tuyến. Ảnh: P.Hải

Trần Hùng , Nam - 35 Tuổi
Hệ thống đào tạo của chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống (chiropratic) trên thế giới được tiến hành ra sao, thưa ông?

TS.BS Michel Tetrault: Trên thế giới hiện có 45 trường đào tạo cấp bậc đại học về lĩnh vực Thần kinh cột sống với khoảng 10,000 sinh viên y khoa theo học chuyên ngành này. Gần 100,000 bác sỹ Thần kinh cột sống đang khám chữa bệnh trên toàn thế giới. Vai trò của họ vô cùng đặc biệt, đó là mang phương pháp điều trị không thuốc, không phẫu thuật phục vụ cộng đồng.

Các bác sỹ chuyên ngành Thần kinh cột sống (Chiropractic) được đào tạo bài bản 8 năm đại học: 4 năm đầu học chuyên sâu về khoa học. 4 năm tiếp theo bao gồm 4,500 giờ theo học các môn chuyên ngành Thần kinh cột sống. Sau khi tốt nghiệp, họ trở thành các bác sỹ Thần kinh cột sống.

Văn Hưng , Nam - 45 Tuổi
Chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống phù hợp với đối tượng nào thưa ông? Con tôi bị cong vẹo cột sống, tôi đã đưa con tôi đến nhiều bệnh viện nhưng vẫn chưa có giải pháp rõ ràng. Mong ông cho tôi lời khuyên

TS.BS Michel Tetrault:

Chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống phù hợp với đối tượng nào thưa ông?

Người dân Việt Nam có một điểm tương đồng với người dân khắp nơi trên thế giới, đó là chúng ta ai cũng đều có cột sống. Trước khi chuyên ngành Nha khoa phát triển, rất ít người ý thức được rằng họ cần đi khám răng định kì. Giờ đây phương pháp Thần kinh cột sống đang bắt đầu phát triển tại Việt Nam, điều quan trọng nhất chính là người dân Việt Nam cần ủng hộ những phòng khám Thần Kinh Cột Sống hiếm hoi tại đất nước các bạn và cùng với đó là có ý thức kiểm tra sức khỏe cột sống.

Phần lớn triệu chứng đau là dấu hiệu cho thấy người bệnh có vấn đề ở cột sống và hệ thống dây thần kinh. Bệnh nhân tìm đến các bác sỹ Thần kinh cột sống vì nhiều vấn đề khác nhau như đau đầu, đau cổ, đau vai và cánh tay, tê tay và/hoặc chân, hội chứng nghẽn rãnh cổ tay, đau lưng giữa, đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, cong vẹo cột sống, gù lưng, viêm cột sống, đau xương chậu, đau thần kinh tọa, tê chân hoặc bàn chân, đau đầu gối, đau cổ chân, đau bàn chân…

Con tôi bị cong vẹo cột sống, tôi đã đưa con tôi đến nhiều bệnh viện nhưng vẫn chưa có giải pháp rõ ràng. Mong ông cho tôi lời khuyên.

Tùy thuộc vào loại cong vẹo mà con bạn đang mắc phải. Nếu con bạn bị cong vẹo chức năng, tức là quá trình cong vẹo xảy ra trong quá trình sinh hoạt hàng ngày do chấn thương, hoạt động sai tư thế hoặc do hai chân dài ngắn khác nhau. Phương pháp Thần Kinh Cột Sống có thể điều trị được hoàn toàn.

Tuy nhiên, với cong vẹo cột sống cấu trúc, thường bẩm sinh mắc phải khi sinh ra, trong trường hợp này Thần Kinh Cột Sống có thể giúp được bệnh nhân ở 3 vấn đề:

1) Giúp ước lượng được đầy đủ mức độ của cong vẹo cột sống tại bất kỳ vị trí nào.

2) Đánh ra độ sai lệch của các đốt sống gây ra các chứng đau lưng trên người bệnh nhân và giúp họ hết đau bằng phương pháp điều chỉnh cột sống phù hợp.

3) Cung cấp giải pháp chăm sóc tối ưu thay thế cho phẫu thuật và kiểm soát độ cong của cột sống trong dài hạn.

Minh Quang, Nam - 35 tuổi
Tôi là VĐV chơi golf. Tôi từng thấy các VĐV golf nước ngoài áp dụng việc chăm sóc sức khoẻ với bác sĩ Chiropractic (Thần Kinh Cột Sống) rất nhiều. Vậy tiến sĩ cho tôi hỏi chuyên ngành này có thực sự giúp tôi cải thiện thành tích chơi golf của tôi không?

TS.BS Michel Tetrault: Tiger Woods đã từng nói: "Tôi luôn tìm gặp bác sĩ Thần Kinh Cột Sống bất kỳ lúc nào miễn là tôi có thể nhớ. Phương pháp này rất quan trọng đối với tôi trong quá trình luyện tập và thi đấu khi nó giúp cho những cú đánh của tôi tốt hơn rất nhiều”. Hầu hết các tay golf hàng đầu thế giới luôn đến gặp bác sĩ Thần Kinh Cột Sống thường xuyên; trên thức tế, hầu hết các đội thể thao chuyên nghiệp lớn tại phương Tây luôn có đội ngũ bác sĩ Thần Kinh Cột Sống riêng của họ.

Binh Minh, Nam - 46 tuổi
Tôi có con trai là thành viên đội tuyển bóng chuyền. Vậy các vận động viên thi đấu Olympic có gặp bác sĩ Thần Kinh Cột Sống không?

TS.BS Michel Tetrault: Đạt được hiệu suất cao nhất trong thi đấu là lý do vì sao phần lớn các vận động viên thi Olympic có bác sĩ Thần Kinh Cột Sống riêng của họ. Để đạt được chiến thắng trong môn thi đấu của họ, bác sĩ Thần Kinh Cột Sống luôn giúp cột sống, hệ thần kinh và hệ cơ của họ hoạt động và phản ứng tốt nhất đối với nhu cầu tập luyện khắt khe. Nếu một ứng cử viên Olympic cạnh tranh với những người có bác sĩ Thần Kinh Cột Sống hỗ trợ, họ nên có thể nên rời cuộc đua sớm bởi vì những người kia sẽ dành chiến thắng.

Hoang Mai , Nữ - 55 Tuổi
Một buổi điều trị với bác sĩ Thần Kinh Cột Sống thông thường mất bao lâu? Tôi có phải nhịn ăn từ trước khi khám hay điều trị không?

TS.BS Michel Tetrault: Buổi thăm khám đầu tiên sẽ mất nhiều thời gian hơn vì các bác sĩ cần tìm ra các nguyên nhân gây bệnh và đưa ra kết luận. Sau khi đưa ra chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân lộ trình điều trị. Phác đồ điều trị không cố định. Với mỗi lần bệnh nhân tái khám bác sĩ đều kiểm tra lại tiến triển của bệnh nhân vào buổi hôm đó và điều chỉnh lộ trình cho phù hợp. Từ lần tái khám thứ 2 thời gian thăm khám với bác sĩ sẽ được rút ngắn và bệnh nhân sẽ tuân theo lộ trình điều trị với kỹ thuật viên. Thời gian cho mỗi lần điều trị trong khoảng 20 - 60 phút tùy thuộc vào tình trạng bệnh và tiến triển của mỗi bệnh nhân.

Bệnh nhân không cần nhịn ăn trước khi khám và điều trị.

Hồng Vân, Nữ - 33 tuổi
Thưa bác sĩ, chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống có giống với các phương pháp khác như mát xa, tẩm quất, vật lý trị liệu… bởi chỉ mấy chục ngàn, mấy trăm ngàn thi tôi có thể được giảm đau trong khi đến phòng khám tôi lại phải mất nhiều chi phí ?

TS.BS Michel Tetrault:  Các bác sĩ Thần kinh cột sống tìm ra gốc bệnh thay vì điều trị những triệu chứng. Họ phải trải qua 4500 giờ học chuyên sâu về phương pháp này trong khi kĩ thuật viên tốt nghiệp chuyên ngành Vật lý trị liệu cần 2000 giờ đào tạo, các chuyên gia sử dụng kĩ thuật mát-xa  cần 200 giờ đào tạo. Bác sĩ Thần kinh cột sống đưa ra chẩn đoán còn kĩ thuật viên vật lý trị liệu chỉ dựa theo chẩn đoán này để điều trị cho bệnh nhân.  

Nếu bạn chỉ muốn giảm đau, bạn có thể dùng thuốc, nếu bạn muốn điều trị gốc rễ vấn đề, bạn hãy tìm bác sĩ Thần kinh cột sống.

Giải phóng cơn đau không thuốc, không phẫu thuật

Ngọc Báu, Nam - 33 tuổi
Tôi muốn biết chuyên ngành Thần kinh cột sống có điểm gì khác biệt?

TS.BS Michel Tetrault: Các bác sỹ Thần kinh cột sống giúp giải phóng những cơn đau và phục hồi chức năng cho bệnh nhân thay vì sử dụng thuốc hay phẫu thuật với chi phí tốn kém. Thần kinh cột sống là chuyên ngành hàng đầu trong việc điều trị các vấn đề về cột sống. Chuyên ngành này cũng giúp giảm các ca phẫu thuật cột sống đối với các bệnh nhân bị cong vẹo cột sống hoặc có bệnh lý về đĩa đệm…

Bích Hằng, Nữ - 46 tuổi
Chào bác sĩ, tôi muốn bác sĩ cho biết triệu chứng và cách điều trị Đau thần kinh tọa đối với phương pháp Thần Kinh Cột Sống?

TS.BS Michel Tetrault: Đau dây thần kinh tọa là một trong các bệnh phổ biến nhất hiện nay. Đau dây thần kinh tọa thường xảy ra ở thắt lưng, mông, lan dọc xuống chân, đau dọc theo dây thần kinh chạy từ tủy sống xuống hông và tới phía sau của chân (gọi là dây thần kinh tọa). Nguyên nhân của đau dây thần kinh tọa là do chèn ép dây thần kinh, gây ra bởi nhiều lý do khác nhau.

Người bị bệnh đau dây thần kinh tọa thường gặp các cơn đau buốt, đau như nhức răng, như kim châm, có khi như bị điện giật, bị bỏng rát, hoặc tê cứng. Đau dây thần kinh tọa là kiểu đau lan tỏa, là một triệu chứng rối loạn. Những rối loạn thường gây đau dây thần kinh tọa gồm trật đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, do mang thai, do khối u. Cũng có những bệnh hoặc lý do không liên quan tới cột sống như tiểu đường, táo bón… Một nguyên nhân khá phổ biến nữa là hội chứng đau cơ Piriformis, còn gọi là đau cơ hình lê hay cơ tháp chậu hông, là một cơ trong cơ mông. Cơ này nằm ở phần dưới cột sống, nối với xương đùi và hỗ trợ cho khớp háng vận động. Dây thần kinh tọa chạy dưới cơ Piriformis. Cơ này dễ bị tổn thương bởi các chấn thương do ngã, trượt, viêm khớp háng, hoặc do mất cân bằng độ dài hai chân, vì vậy dẫn tới co thắt cơ tháp chậu hông…

Để chẩn đoán được bác sĩ cần tìm hiểu lịch sử bệnh, khám hệ thần kinh và hệ vận động, kiểm tra phim X-quang hay cộng hưởng từ.

Mỗi bệnh nhân cần có một phương pháp điều trị riêng tùy thuộc nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa. Thông thường các bác sỹ Thần Kinh Cột Sống sẽ nắn chỉnh sự sai lệch cấu trúc để giải phóng sự chèn ép lên các mạch máu, dây thần kinh ,điều trị viêm và các tổn thương cơ và dây chằng…Cần chẩn đoán và điều trị chính xác thì mới đem lại kết quả chữa trị dứt điểm lâu dài đối với bệnh đau dây thần kinh tọa.

Nguyễn Hoàng, Nam - 46 tuổi
Tôi bị đau đầu mãn tính, tôi phải uống thuốc thường xuyên để đưa máu lên não, tuy nhiên nhiều năm nay tôi không thấy có sự tiến triển, phương pháp Thần Kinh Cột Sống có thể giúp được gì cho tôi không thưa bác sĩ?

TS.BS Michel Tetrault: Nếu bạn bị đau đầu, bạn cũng nên biết rằng có hàng triệu người đang chịu đựng những cơn đau tương tự bạn. Cứ mười người thì có một người bị đau đầu. Có bệnh nhân thỉnh thoảng mới đau, nhưng cũng có bệnh nhân phải chịu đựng cơn đau hành hạ hàng giờ, hàng ngày. Thông thường, người bệnh ngay lập tức sử dụng thuốc để nhanh chóng giảm đau. Thuộ có thể giúp bạn giảm đau nhưng nó lại có những tác dụng phụ nguy hiểm và có thể gây tổn hại đến sức khỏe nếu sử dụng thường xuyên.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau đầu. Vậy trước hết bạn cần tìm ra nguyên nhân. Có thể là do sự kích thích của thức ăn, môi trường (tiếng động, ánh sáng, căng thẳng…) do bị chèn ép mạch máu, dây thần kinh vùng cổ…hay do hành vi (mất ngủ, vận động thể thao quá mức, đường máu thay đổi…) hoặc do tất cả hai nguyên nhân nói trên. Chừng 5% các chứng đau đầu là tín hiệu báo các vấn đề về bệnh tật, còn 95% các chứng đau đầu là loại sơ cấp như nêu ở trên. Đại đa số các chứng đau đầu dạng sơ cấp có liên quan tới đốt sống ở cổ, do hay ngồi khom trước máy vi tính, hoạt động tĩnh nhiều và sử dụng nhiều thời gian ở một tư thế làm thay đổi cấu trúc đốt sống cổ dẫn đến chèn ép mạch máu, dây chằng… và gây đau đầu. Những loại đau đầu này không phải do bệnh, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng thì hệ lụy của nó diễn biến khó lường.

Các nghiên cứu của y khoa thế giới cho thấy phương pháp Thần Kinh Cột Sống đã điều trị hiệu quả và an toàn cho các chứng đau đầu là dạng sơ cấp và cũng cho thấy những bệnh nhân được điều trị Thần Kinh Cột Sống sau bốn tuần đã duy trì được lợi ích từ phương pháp này, trái ngược với những bệnh nhân điều trị bằng thuốc thông thường.

Nếu các bạn bị chứng đau đầu sơ cấp, bác sĩ Thần Kinh Cột Sống sẽ làm cho bạn một số điều sau đây:
- Điều chỉnh Thần Kinh Cột Sống để cải thiện chức năng cột sống và giảm nhẹ áp lực trên hệ cột sống của bạn, giải phóng mọi sự chèn ép ở đốt sống cổ, đốt sống lưng và giảm áp lực nơi bắp thịt cổ và lưng của bạn.
- Tư vấn về tư thế, về các kỹ thuật lao động, các bài thể dục và cách thức thư giãn.
- Hướng dẫn sẽ chỉ cho các bạn biết cách cải thiện nếp sinh hoạt của mình.
- Điều trị toàn thân với sự trú trọng vào hệ thần kinh và hệ cơ xương.

Vân Trang, Nữ - 28 tuổi
Cho cháu hỏi chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống có điều trị chứng bệnh đau nửa đầu không ạ?

TS.BS Michel Tetrault: Đau nửa đầu thường phổ biến được gây ra từ các dây thần kinh tới mạch máu dẫn đến não không được kích hoạt phù hợp do bị đèn nén bởi một vài tác nhân. Cột sống có thể làm ảnh hưởng đến các nhóm thần kinh nhất định từ đó dẫn người bệnh đến chứng đau nửa đầu. Vì vậy, chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống tập trung vào chỉnh sửa bất kỳ sự mất cân bằng hoặc không thẳng hàng của cột sống, gây ra sự đè nén các giây thần kinh và mạch máu khiến bệnh nhân bị đau nửa đầu. Tuy việc chăm sóc chỉ tập trung vào cột sống, nhưng những cơn đau đầu sẽ tự biến mất. Chúng tôi thường thấy những vấn đề xuất phát từđốt sống cổ và lưng giữa là nguyên nhân hầu hết ảnh hưởng đến hệ thần kinh cảm xúc. Chăm sóc cột sống và hệ thần kinh rất hiệu quả với chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống, giúp bệnh nhân không còn bị phụ thuộc vào thuốc.

nguyễn duy tuấn , Nam - 39  Tuổi
Chào bác sĩ, tôi bị đau lưng; khám ở bệnh viện có chụp XQuang và bác sĩ kết luận là thoái hóa cột sống. Bác sĩ cho đơn thuốc uống hai đợt, mỗi lần 15 ngày, sau khi uống thuốc có thấy đỡ đau nhưng hết thuốc khoảng 1 tuần lại bị đau như cũ. Gần đây tôi bị cả tê nhức chân tay đi khám lại bác sĩ bảo do biến chứng cột sống gây nên. Hiện giờ tôi vừa bị đau lưng, chân tay bị tê nhức ngày càng nặng mặc dù đang uống thuốc theo đơn bác sĩ. Xin hỏi bác sĩ: Hướng điều trị bệnh của tôi như thế nào, ăn uống và sinh hoạt kiêng cữ những gì, những loại thuốc nào điều trị tốt nhất, tập luyện ra sao ...? Xin cảm ơn bác sĩ!

TS.BS Michel Tetrault: Đau thắt lưng luôn trở nên nặng lên theo thời gian nếu không điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách. Các đĩa đệm, khớp, cơ và các cấu trúc khác ở thắt lưng bị tổn hại viêm và lệch. Sử dụng thuốc không thể giải quyết được tận gốc chứng bệnh. Phương pháp thần kinh cột sống đã được chứng minh có thể chữa lành nhanh hơn và hiệu quả lâu dài hơn bất kỳ phương thức điều trị nào khác, kể cả việc điều trị bằng thuốc và phẫu thuật.Các bác sĩ thần kinh cột sống có thể điều trị tận gốc các bệnh về đau lưng bằng những động tác nhẹ nhàng nắn chính để sắp xếp các đốt sống, đĩa đệm, dây chằng, mạch máu về đúng vị trí vốn của nó, thêm vào đó là phác đồ trị liệu chữa viêm và tổn thương...; các bài tập phục hồi chức năng mang lại độ khỏe cho nhóm cơ và dây chằng... để giữ cấu trúc cột sống, đĩa đệm... sau khi đã được điều chỉnh và phục hồi. Với phương pháp chữa trị này hoàn toàn thay thế cho phẫu thuật và trị tận gốc căn bệnh.

Để có hướng điều trị tốt nhất cho bạn, bạn nên đến khám bác sĩ thần kinh cột sống 198B Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội, bạn sẽ có được kết quả chần đoán và được hướng dẫn điều trị kịp thời.

phạm văn tần , Nam - 51 Tuổi
Tôi bị đau nhức hai ngón tay út và nhẫn cả hai tay, đau gối trái, hay tê chân, và đầy các ngón cái chân. Đi khám BS cho chụp MRI kết luận thoái hóa đốt sống cổ, lưng. Xét nghiệm máu chưa bị tiểu đường, god. Uống nhiều thuốc không khỏi. Xin BS tư vấn giúp. Xin cảm ơn

TS.BS Michel Tetrault: Thoái hóa là quá trình già đi tự nhiên của các bộ phận cơ thể, vậy nên ảnh hưởng của thoái hóa cột sống gặp phổ biến ở độ tuổi 30-40 tuổi trở lên. Nhưng hiện nay khá nhiều người trẻ do thói quen vận động và làm việc cũng sớm mắc bệnh này.

Cột sống là một trục chống đỡ của cơ thể giúp chúng ta có thể cúi, ngửa hoặc vặn mình, do đó nó là một hệ thống được tạo ra bởi các đốt sống riêng lẻ xếp chồng lên nhau và kết nối thành 1 trục nhờ hệ dây chằng và cơ. Giữa các đốt sống là đĩa đệm, dọc theo chiều dài cột sống ở phía sau cí chứa tủy sống và dây thần kinh từ trên não xuống. Một thay đổi nào tác động làm lệch cấu trúc này sẽ thường gây ra bệnh lý về cột sống trong đó có thoái hóa.

Tuy nhiên với triệu chứng của bạn nêu trên chúng tôi nghĩ bạn không đơn thuần là bị thoái hóa, bạn cần tiếp tục đi thăm khám hoặc đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ thần kinh cột sống. Chỉ khi chẩn đoán chính xác thì việc điều trị mới có hiệu quả cho bạn.

Nguyen Thuy Linh, Nữ - 28 tuổi
Thưa bác sĩ, hiện nay Cháu đang mang thai, chị gái cháu có điện thoại về nói cho cháu biết ở nước Mỹ (nơi chị cháu đang sinh sống và làm việc phụ nữ khi mang thai ngoài việc đi khám thai thông thường, họ còn đến thăm khám bác sĩ Thần Kinh Cột Sống. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi, phương pháp Thần Kinh Cột Sống mang lại lợi ích gì cho phụ nữ có thai, và phương pháp này có an toàn với họ không?

TS.BS Michel Tetrault: Nghiên cứu cho thấy từ 76 - 100% phụ nữ mang thai bị đau thắt lưng. 91% bệnh nhân là phụ nữ có thai đã cho biết chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống làm giảm rõ rệt các cơn đau thắt lưng. Giải thích một cách đơn giản, phụ nữ mang thai trải qua các thay đổi khi sinh khi vùng bụng tăng kích thước và họ cảm thấy với trị liệu Thần Kinh Cột Sống, họ có thể dễ dàng điều chỉnh và thích nghi với các sự thay đổi trên.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phương pháp điều chỉnh Thần Kinh Cột Sống làm giảm thời gian chuyển dạ cho các bà mẹ. Bất kỳ ai đã từng mang thai có thể chứng thực cho lợi ích của việc giảm thời gian chuyển dạ như nói ở trên. Thần Kinh Cột Sống còn đem lại lợi ích cho em bé vì các bác sĩ Thần Kinh Cột Sống không dùng đến thuốc. Vì thế phương pháp trị liệu Thần Kinh Cột Sống đuợc xem là phương pháp an toàn nhất cho các phụ nữ mang thai mắc các chứng đau lưng.

Văn Hiệp, Nam - 32 tuổi
Thưa bác sĩ, năm nay tôi 32 tuổi, hiện đang sinh sống tại Hà Nội Tôi bị đau khuỷu tay Tennis (“Lateral Epicondylitis”) tôi đã chữa trị nhiều nơi nhưng chỉ khỏi được một thời gian rồi lại bị đau lại. Cho tôi hỏi bác sĩ Thần Kinh Cột Sống có chữa được bệnh này không ?

TS.BS Michel Tetrault: Chứng Đau Khuỷu Tay Tennis(“Lateral Epicondylitis” ), là tình trạng thường gặp nhất của tất cả các chấn thương khuỷu tay. Tuy nhiên, may mắn thay đây là tình trạng dễ chữa trị nhất đối với các bệnh đau ở khuỷu tay và hoàn toàn đơn giản với bác sĩ thần kinh cột sống.

Chứng Đau Khuỷu Tay Tennis xảy ra khi có tổn thương đến các cơ, gân và dây chằng quanh phần dưới của khớp khuỷu tay và phần trước cánh tay. Những vết rách nhỏ, gọi là “vết rách siêu nhỏ”, hình thành trong gân và cơ điều khiển cử động của phần trước cánh tay.

Những “vết rách siêu nhỏ” này cuối cùng sẽ dẫn đến sự hình thành sẹo và hiện tượng vôi hóa. Nếu không được điều trị những sẹo và chỗ vôi hóa này hoặc điều trị không đúng cách thì sẽ gây ra áp lực lớn cho các cơ và dây thần kinh và diễn biến sẽ phức tạp hơn.

Mạnh Thắng, Nam - 36 tuổi
Tôi năm nay 36 tuổi, đã mấy năm nay tay tôi có cảm giác bị tê, nóng và nhói ở các ngón tay, tê, đau bất kỳ lúc nào và mạnh hơn vào ban đêm. Cơn đau kéo dài tới cánh tay, khuỷu tay và thậm trí đau lan tới vai và cổ. Tôi đã điều trị nhiều bệnh viện, uống rất nhiều các loại thuốc, thậm trí tiêm vào các ngón tay, nhưng vẫn không khỏi, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc, tinh thần. Tiến sĩ cho tôi hỏi, chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống có chữa được bệnh của tôi không? cách chữa trị?

TS.BS Michel Tetrault: Bạn không nói rõ kết quả chuẩn đoán bạn đã nhận được từ các bác sĩ trước chúng tôi. Tuy nhiên qua dấu hiệu và triệu chứng thì có thể bạn đã bị mắc chứng bệnh “Hội Chứng Ống Cổ Tay”

Hầu hết các bệnh nhân mắc "Hội Chứng Ống Cổ Tay" đều được chữa khỏi với chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống mà không cần phẫu thuật. Cách điều trị bao gồm: Nắn chỉnh thần kinh cổ tay, xương cổ, vi dòng điện, để tay và cánh tay nghỉ ngơi, tránh các hoạt động gây kích ứng triệu chứng. Sau khi phục hồi bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các bài tập để có hiệu quả trị liệu lâu dài.

Đôi khi bệnh nhân cũng được chỉ định nẹp bàn tay để giới hạn hoạt động cổ tay. Tùy vào tình trạng nặng nhẹ, có thể nẹp ngày hay đêm hoặc nẹp cả ngày và đêm. Sử dụng nẹp trong vòng 4 tới 6 tuần. Trong các trường hợp hiếm hoi khi chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống không đạt kết quả mong muốn. Bệnh nhân bị đau cổ tay thường sẽ bị đau đồng thời cổ và đau vai. Vậy nên, bệnh nhân cần phải được điều trị các chứng bệnh này cùng lúc chứ không điều trị riêng từng triệu chứng.

Hong Tham , Nữ - 49 Tuổi
Tôi bị thoái hóa cột sống cổ và cho đến thời điểm này, nó khiến tôi đau buốt đầu, mất ngủ hàng tháng trời. Được biết, ông là tác giả quyển sách "Bệnh đau đầu và phương pháp Thần Kinh Cột Sống". Vậy theo bác sĩ, chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống có giúp tôi điều trị được chứng đau đầu mất ngủ được không?

TS.BS Michel Tetrault: Tôi rất tiếc vì chị đang phải chịu đựng những cơn đau như vậy. Chị có những biểu hiện triệu chứng giống với cuốn sách của tôi đã nhắc đến, triệu chứng mất ngủ có nguồn gốc xuất phát từ vấn đề ở cột sống cổ. Chị cần khám cột sống cổ với bác sĩ thần kinh cột sống. Khi nghe mô tả của chị tôi nghĩ đến chị bị sai lệch 2 đốt sống cổ. Tôi sẽ xác định được điều này rõ hơn trên phim chụp X-quang. Phương hướng điều trị tốt nhất mang lại hiệu quả lâu dài với tình trạng của chị chính là phương pháp Thần kinh cột sống.

nguyễn thị thanh chuyền , Nữ - 28 Tuổi
Chào BS. Thưa BS, bố cháu nhiều năm nay rất hay bị đau phía sau gáy. Bố cháu nghĩ mình bị thoái hóa đốt sống cổ nên cũng đi khám nhiều lần. Nhưng các bệnh viện đều bảo không sao. Tuy nhiên bố cháu vẫn bị đau, không những vậy lại đau cả đầu nữa. Bố cháu hàng ngày phải khuân vác hàng hóa. BS có thể cho cháu biết liệu bố cháu bị bệnh gì được không ạ? Và chữa trị như thế nào. Cháu cảm ơn BS ạ.

TS.BS Michel Tetrault: Cổ là một phần phức tạp và tinh vi, nó lại phải chịu nhiều sức ép về tâm lý và vật lý hàng ngày. Với công việc của bố bạn sẽ có nhiều nguy cơ dẫn đến các chứng bệnh như sai lệch đốt sống cổ hoặc vôi hóa... Bạn cần khuyên ông đi khám, bác sĩ thần kinh cột sống sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nguyên nhân để kịp thời điều trị khi nó chưa quá nghiêm trọng.

Địa chỉ 'vàng' chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống

Vũ Minh , Nam - 28 Tuổi
Tại sao ông lại chọn phòng khám ProChiro là đối tác phát triển mô hình y tế chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống chuyên nghiệp tại Việt Nam?

TS.BS Michel Tetrault: Phương pháp Thần Kinh Cột Sống còn phát triển khá chậm tại khu vực châu Á, do vậy rất cần có thêm sự quan tâm, chung sức từ nhiều nguồn lực khác nhau. Các doanh nhân thành công và thực sự có tâm huyết luôn được chào đón để trở thành những đối tác phát triển mở ra các phòng khám, bệnh viện chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống. Tại Việt Nam, đối tác tôi chọn chính là ProChiro. Nhờ có những cống hiến của ProChiro trong sự phát triển nhân rộng các phòng khám và trong tương lai sẽ là bệnh viện, trường ĐH Thần Kinh Cột Sống tại Việt Nam, người dân Việt Nam sẽ được tiếp cận dễ dàng hơn tới các dịch vụ thăm khám điều trị và chăm sóc sức khỏe Thần Kinh Cột Sống.

{keywords}
Bà Đinh Thị Minh giải đáp các thắc mắc của bạn đọc VietNamNet. Ảnh: P.Hải

Bac Hai , Nam - 61 Tuổi
Chi phí thăm khám và điều trị tại phòng khám có được đơn vị bảo hiểm thanh toán không?

Bà Đinh Thị Minh: Các khách hàng đến với chúng tôi đều là những người tham gia bảo hiểm tự nguyện, trong thời gian tới chúng tôi sẽ hướng tới bảo hiểm y tế thông thường.

Minh Hòa , Nữ - 45 Tuổi
Chi phí thăm khám và điều trị tại phòng khám ProChiro thông thường là bao nhiêu thưa đại diện phòng khám. Với việc mời bác sĩ nước ngoài trực tiếp khám và điều trị, tôi không biết thu nhập cán bộ công nhân viên như tôi có đủ để chi trả không?

Bà Đinh Thị Minh: Hiện nay phòng khám có phí khám như sau: Thăm khám với BS.TS nước ngoài lần đầu là 500.000 đồng, thăm khám lần tiếp theo là 300.000 đồng, phí điều trị với bác sĩ nước ngoài 500.000 đồng, phí điều trị với kỹ thuật viên theo phác đồ bác sĩ đưa ra là 350.000 đồng.

Hội chứng bàn chân bẹt, đĩa đệm...

phạm văn hùng , Nam - 44 Tuổi
Chữa thoái hóa và thoát vị đĩa đệm như thế nào để có hiệu quả nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn.

TS.BS Michel Tetrault: Sau khi chẩn đoán bệnh, xác định vùng đĩa đệm bị thoát vị, với đa số trường hợp bệnh nhân có thể tiến triển rất tốt với phương pháp thần kinh cột sống mà không cần phẫu thuật. Phương pháp điều trị bao gồm: nắn chỉnh cột sống, giảm áp lực lên vùng đĩa đệm bị tổn thương, giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh, và kéo giãn. 80 -90% số bệnh nhân hồi phục thành công với phương pháp điều trị này mà không cần phẫu thuật.

Văn Minh, Nam - 61 tuổi
Chào Tiến sĩ, tôi năm nay 61 tuổi, hiện đang sinh sống tại HN. Tôi bị thoát vị L4,L5, nhiều năm nay tôi đã chữa nhiều phương pháp. Đông tây y tôi đều đã chữa trị nhưng không có kết quả. Tôi vô cùng lo lắng nếu như tôi phải phẫu thuật. Bạn tôi đang sống ở Mỹ cho tôi biết, chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống chữa được bệnh này đơn giản mà không dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Tôi mong muốn bác sĩ cho tôi biết về điều này.

TS.BS Michel Tetrault: Trước hết, tôi sẽ tóm tắt cho bạn thế nào Chứng Thoát vị Đĩa đệm?

Đĩa đệm là những “miếng lót” hấp thu xung động để bảo vệ các xương của xương sống (đốt sống). Những chiếc đĩa đệm ở cổ và thắt lưng theo thời gian có thể sưng bướu hay thoát vị, ép dây thần kinh gần nó.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Nếu đĩa đệm chèn ép dây thần kinh ở cổ, nó có thể gây đau cổ . Khi đó, nó có thể gây ra những cơn đau, tê ở vai, cánh tay hoặc bàn tay, thậm chí làm chúng suy yếu.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng: Nếu bệnh của đĩa đệm xuất hiện ở thắt lưng, những cơn đau, tê hay sự suy yếu có thể xảy ra ở phần thắt lưng, cũng như có thể lan ra đến hông, chân hay thậm chí đến cả bàn chân.

{keywords}

Nhiều bạn đọc đến tòa soạn VietNamNet để nghe vị giáo sư nổi tiếng tư vẫn trực tiếp về bệnh trạng của mình. Ảnh: P.Hải

Đào Thị Huệ, Nữ - 35 tuổi
Con tôi bị bàn chân bẹt. Vậy tôi cần điều trị cho con như thế nào?

TS.BS Michel Tetrault: Lòng bàn chân con người thường có một sự kết hợp của hai đường cong. Bàn chân bẹt là bàn chân có độ cong thấp hay không có độ cong, khiến bàn chân bị úp sấp xuống. Khi đi lại, người có bàn chân bẹt thường có khuynh hướng áp cạnh trong của bàn chân xuống đất, khiến bàn chân biến dạng. Việc thay đổi cấu trúc bàn chân này sẽ dẫn đến thoái hóa khớp gối, đau bàn chân, và đau lưng. Hầu hết các bàn chân bẹt ở trẻ em có thể điều trị được, đối với người lớn việc điều trị sẽ kéo dài hơn.

Mạnh Hải, Nam - 42 tuổi
Tôi đã bị mất việc vì chứng đau đầu gối vì không thể di chuyển các nơi, trong khi tôi là một tài xế. Mong bác sĩ cho tôi hỏi chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống có điều trị đau đầu gối hiệu quả không ạ? Tôi muốn trở lại nghề của mình chứ không thể ở nhà suốt ngày trong khi gia đình thì khá khó khăn về kinh tế?

TS.BS Michel Tetrault: Đau đầu gối phải được kiểm tra và đánh giá đầy đủ để tìm ra các mô nằm sâu bên trongtrong bị đau và sưng tấy. Chỉ điều trị cơn đau bằng thuốc uống hoặc tiêm, hoặc một lộ trình trị liệu bằng vật lý trị liệu ngắn hạn có thể giúp giảm đau tạm thời. Chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống kiểm soát toàn bộ những nguyên nhân gây đau nằm ẩn sau đầu gối và thường xuyên phải kiểm tra các dây thần kinh nằm sau đầu gốibao gồm cả việc đánh giá cột sống hoặc các vòm bàn chân có quan hệ trực tiếp tới vấn đề đầu gối.

Trần Phương , Nam - 32 Tuổi
Gần một tháng trở lại đâu tôi có triệu chứng ngồi lâu không tựa thấy lưng rất mỏi. Nếu hoạt động như ngồi giặt thì xuất hiện những cơn "đau nhói" ở vùng lườn bên trái gần cột sống trưóc đó khoảng hai tháng tôi tưởng mình bị đau cơ do hoạt động thể thao vì chắc chắn không có va chạm gì mạnh gây tổn thương lưng do đó tôi đã dùng các biện pháp xoa bóp mà không đỡ. Hiện tại tôi vẫn có thể hoạt động như chạy bộ mà không cảm giác đau gi ở lưng như khi ngồi, nhưng tôi hiện rất cẩn trọng trong các hoạt động liên quan đến cột sống. Vậy theo chuyên gia những triệu chứng đau nhói như trên của tôi có phải là biểu hiện về bệnh lý cột sống ( như bệnh thoát vị đĩa đệm hay những bệnh lý về cột sống khác.. ) hay chỉ là đau cơ và có thể chữa bằng xoa bóp vì hiện tại tôi ở vùng xa (Lai Châu) nên chưa có điều kiện thuận lợi để đi chụp chiếu cụ thể, xin chân thành cảm ơn Chuyên Gia và Quý Toà soạn.

TS.BS Michel Tetrault: Các triệu chứng bạn nêu trên là biểu hiện của chứng đau cột sống. Tuy nhiên bạn cần phải đi khám bác sĩ để có kết quả chẩn đoán chính xác. Chúng tôi cung cấp cho bạn một số thông tin về chứng thoát vị đĩa đệm để bạn tham khảo:

Đĩa đệm là những “miếng lót” hấp thu xung động để bảo vệ các xương của xương sống (đốt sống). Những chiếc đĩa đệm ở cổ và thắt lưng theo thời gian có thể sưng bướu hay thoát vị, ép dây thần kinh gần nó.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Nếu đĩa đệm chèn ép dây thần kinh ở cổ, nó có thể gây đau cổ . Khi đó, nó có thể gây ra những cơn đau, tê ở vai, cánh tay hoặc bàn tay, thậm chí làm chúng suy yếu.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng: Nếu bệnh của đĩa đệm xuất hiện ở thắt lưng, những cơn đau, tê hay sự suy yếu có thể xảy ra ở phần thắt lưng, cũng như có thể lan ra đến hông, chân hay thậm chí đến cả bàn chân.

Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thế nào?

Phần đông những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, kể cả các trường hợp nặng, đều có thể hồi phục hồi nhanh chóng với phương pháp Thần Kinh Cột Sống mà không cần phải điều trị bằng phẫu thuật hay sử dụng thuốc. Các bác sĩ Thần Kinh Cột Sống có thể điều trị tận gốc các bệnh về đĩa đệm, bằng những động tác nhẹ nhàng nắn chỉnh và sắp xếp các đốt sống, đĩa đệm về đúng vị trí vốn có của nó. Thêm vào đó, máy kéo giãnTriton DTS Decompression làm gia tăng khoảng cách giữa các đốt sống, giảm áp lực lên đĩa đệm…, đồng thời giải phóng sự chèn ép lên các rễ thần kinh… Kèm theo phác đồ trị liệu chữa viêm, tổn thương…, các bài tập phục hồi chức năng mang lại độ khỏe cho các nhóm cơ và dây chằng… để giữ vững cấu trúc cột sống, đĩa đệm sau khi đã được điều chỉnh và phục hồi. Với phương pháp chữa trị này hoàn toàn thay thế cho phẫu thuật và trị tận gốc căn bệnh, đem lại sự an toàn và hiệu quả lâu dài cho người bệnh.

Trịnh Văn Anh , Nam - 35 Tuổi
Xin chào bác sĩ Tôi sinh năm 1980. Tháng 7/2012 tôi bị đâu thần kinh tọa chạy dọc từ mông trái xuống bàn chân, đến khoảng đầu năm 2014 tôi bị tê thêm ngón chân cái (bàn chân trái). Tôi đã điều trị tại bệnh viện Y học dân tộc cổ truyền TP. HCM nhưng không khỏi, sau đó tôi điều trị uống thuốc Nam của 1 lương y trên Đắc Lắc nhưng chỉ giảm. Hiện nay tôi không uống thuốc nào nữa. Xin hỏi bác sĩ bệnh tôi phải chữa ở đâu, có khả năng khỏi bệnh không. Tôi thường tập thể dục đi bộ vào sáng sớm 30 phút. Hôm nào tập thì đau ít, không tập thì đau nhiều, cứ cuối xuống là đau. Tôi là nghiên cứu viên của trường đại học, không phải lao động nặng. Xin BS tư vấn giúp Cám ơn bác sĩ.

TS.BS Michel Tetrault: Đau dây thần kinh tọa là một trong các bệnh phổ biến nhất hiện nay. Đau dây thần kinh tọa thường xảy ra ở thắt lưng, mông, lan dọc xuống chân, đau dọc theo dây thần kinh chạy từ tủy sống xuống hông và tới phía sau của chân (gọi là dây thần kinh tọa). Nguyên nhân của đau dây thần kinh tọa là do chèn ép dây thần kinh, gây ra bởi nhiều lý do khác nhau.

Người bị bệnh đau dây thần kinh tọa thường gặp các cơn đau buốt, đau như nhức răng, như kim châm, có khi như bị điện giật, bị bỏng rát, hoặc tê cứng. Đau dây thần kinh tọa là kiểu đau lan tỏa, là một triệu chứng rối loạn. Những rối loạn thường gây đau dây thần kinh tọa gồm trật đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, do mang thai, do khối u. Cũng có những bệnh hoặc lý do không liên quan tới cột sống như tiểu đường, táo bón… Một nguyên nhân khá phổ biến nữa là hội chứng đau cơ Piriformis, còn gọi là đau cơ hình lê hay cơ tháp chậu hông, là một cơ trong cơ mông. Cơ này nằm ở phần dưới cột sống, nối với xương đùi và hỗ trợ cho khớp háng vận động. Dây thần kinh tọa chạy dưới cơ Piriformis. Cơ này dễ bị tổn thương bởi các chấn thương do ngã, trượt, viêm khớp háng, hoặc do mất cân bằng độ dài hai chân, vì vậy dẫn tới co thắt cơ tháp chậu hông…

Để chẩn đoán được bác sĩ cần tìm hiểu lịch sử bệnh, khám hệ thần kinh và hệ vận động, kiểm tra phim X-quang hay cộng hưởng từ.

Mỗi bệnh nhân cần có một phương pháp điều trị riêng tùy thuộc nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa. Thông thường các bác sỹ sẽ nắn chỉnh sự sai lệch cấu trúc để giải phóng sự chèn ép lên các mạch máu, dây thần kinh ,điều trị viêm và các tổn thương cơ và dây chằng…Cần chẩn đoán và điều trị chính xác thì mới đem lại kết quả chữa trị dứt điểm lâu dài đối với bệnh đau dây thần kinh tọa.

Những thông tin mục đích để bạn tham khảo. Với căn bệnh của bạn bác sĩ thần kinh cột sống có thể điều trị cho bạn không quá khó khăn. Bạn có thể đến phòng khám 198B Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội, đội ngũ bác sĩ tại đây đúng chuyên ngành thần kinh cột sống và nằm trong Top bác sĩ giỏi thế giới sẽ giúp cho bạn giải quyết căn bệnh nêu trên.

Vu Hoi, Nam - 37 tuổi
Tôi bị chứng đông khớp vai 2 năm nay. Chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống có thể làm được gì với chứng đông cứng khớp vai?

TS.BS Michel Tetrault: Một bài kiểm tra vai phù hợp sẽ cho biết có lẽ vấn đề không chỉ đơn thuần là nằm ở vai của bệnh nhân. Các dây thần kinh từ cổ dẫn đến vai và bác sĩ Thần Kinh Cột Sống luôn luônkết hợp đánh giá cả khu vực cổ khi kiểm tra các vấn đề ở vai. Nếu vai của bệnh nhân không phản ứng tốt với các phương án điều trị khác, chắc chắn vấn đề của bệnh nhân sẽ xuất phát từ các dây thần kinh ở cổ và khu vực này cần phải được điều trị. Ngoài ra kết hợp với điều trị vùng cổ, rất nhiều kỹ thuật chuyên biệt khác các bác sĩ Thần Kinh Cột Sống sẽ sử dụng để chăm sóc khu vực vai của bệnh nhân.


Nâng niu cột sống

Hồng Anh, Nữ - 33 tuổi
Với vai trò là một trong những người đứng đầu chuyên ngành tại châu Á và thế giới, xin ông cho biết Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có những nhìn nhận như thế nào về chuyên ngành Thần kinh cột sống (Chiropractic)?

TS.BS Michel Tetrault: Tổ chức Y tế thế giới WHO đã thiết lập quan hệ chính thức với hai tổ chức Thần kinh cột sống quốc tế bao gồm: Liên đoàn Thần kinh cột sống thế giới (WFC) và Life International (Tổ Chức Sức Khỏe Cộng Đồng).

Liên đoàn Thần kinh cột sống thế giới (WFC) – bao gồm 90 quốc gia thành viên, lãnh đạo 120 quốc gia đang áp dụng phương pháp Thần Kinh Cột Sống. Họ tham dự buổi họp hội đồng tổ chức Y tế thế giới hàng năm và cùng nhau tham gia các dự án chính sách.

Life International (Tổ Chức Sức Khỏe Cộng Đồng) là một nhánh phi lợi nhuận quốc tế, thuộc trường Đại học chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống lớn nhất thế giới, đặt tại Atlanta, Hoa Kỳ. Dự án hoạt động sôi nổi nhất là sự phát triển, nhân rộng của chiến dịch mang tên Straighten Up World public Health, tạm dịch “Thẳng lưng lên, sức khỏe cộng đồng thế giới”. Một dự án tương tự nhằm kết nối với cộng đồng mang tên “Thẳng lưng lên Việt Nam” cũng sẽ được thực hiện tại Việt Nam do phòng khám ProChiro đảm nhiệm.

Thúy Ngà, Nữ - 35 tuổi
Thưa ông, việc điều trị xương, khớp, cột sống cổ có cần áp dụng chế độ dinh dưỡng chuyên biệt không?

TS.BS Michel Tetrault: Dinh dưỡng cùng với chế độ luyện tập hợp lý là giải pháp tối ưu cải thiện sức khỏe của bạn đặc biệt trong việc phát triển cơ và xương. Thịt, cá sẽ cung cấp nguồn protein tốt cho cơ. Xương cần được cung cấp đầy đủ canxi, có thể bổ sung từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau như rau xanh và sữa. Thực tế, sữa tươi bổ sung canxi là sự lựa chọn hoàn hảo. Trong thành phần sữa có hợp chất hữu cơ, chất béo và protein, tất cả đều rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Hãy sử dụng những nhãn hàng sữa có uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn và nguồn dinh dưỡng cao.

Van Bach , Nam - 28  Tuổi
Tôi thấy chuyên gia tư vấn, sữa bổ sung canxi là một phần trong chế độ dinh dưỡng lành mạnh bảo vệ xương khớp? Vậy tập đoàn TH có sản phẩm này hay không?

Ông Sudipta Kumar Pathak - Giám đốc Chất lượng Công ty Cổ phần Sữa TH: Đúng, công ty TH của chúng tôi có các sản phẩm từ sữa tươi sạch của trang trại TH. Tập đoàn TH có riêng dòng sản phẩm sữa tươi sạch bổ sung canxi rất tốt cho xương và giúp xương chắc khỏe.

{keywords}

Ông Sudipta Kumar Pathak - Giám đốc Chất lượng Công ty Cổ phần Sữa TH trả lời câu hỏi bạn đọc. Ảnh: P.Hải

Quang Nguyen , Nam - 44  Tuổi
Xin ông cho biết, sữa tươi bổ sung canxi ngoài hình thức có khác gì sữa bột bổ sung canxi vậy?

Ông Sudipta Kumar Pathak - Giám đốc Chất lượng Công ty Cổ phần Sữa TH: Hàm lượng canxi trong sữa tươi bổ sung canxi cao hơn so với sữa bột bổ sung canxi. Sữa bột bổ sung canxi phải trải qua nhiều quá trình xử lý nhiệt và các quá trình này làm giảm đi lượng canxi cũng như các chất dinh dưỡng khác trong sữa thành phẩm.

Duyen, Nữ - 28 tuổi
Trên truyền thông đại chúng khuyến cáo không nên bổ sung nhiều canxi vào cơ thể. Vậy nếu tôi cho con sử dụng 3 hộp sữa TH true MILK bổ sung canxi mỗi ngày thì có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Tại sao?

Ông Sudipta Kumar Pathak - Giám đốc Chất lượng Công ty Cổ phần Sữa TH: Bất cứ dưỡng chất nào khi dung nạp ở mức độ quá dư thừa đều có tác động xấu đến cơ thể. Theo RNI (Recommend nutrient index), lượng canxi cần thiết là 700-1000mg/ngày. Vì vậy với 3 hộp sữa tươi TH true MILK bổ sung canxi (chứa 260-270mg/hộp) kết hợp với thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày, lượng canxi như vậy là hoàn toàn đủ với nhu cầu và rất tốt cho sức khỏe.

Eva, Nữ - 22 tuổi
Thời gian nào trong ngày là phù hợp để sử dụng sữa bổ sung canxi?

Ông Sudipta Kumar Pathak - Giám đốc Chất lượng Công ty Cổ phần Sữa TH: Sữa bổ sung dưỡng chất cũng như các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng khác có thể sử dụng ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, cũng không nên uống sữa khi đói hoặc uống cùng các thực phẩm nhiều axit như cam, chanh...

Thu Phương, Nữ - 33 tuổi
Ở độ tuổi nào thì có thể sử dụng sữa tươi bổ sung canxi?

Ông Sudipta Kumar Pathak - Giám đốc Chất lượng Công ty Cổ phần Sữa TH: Sữa tươi bổ sung canxi phù hợp với mọi lứa tuổi. Căn cứ theo khuyến nghị dinh dưỡng của Việt Nam (RNI của bộ Y Tế), mỗi người nên uống 3 hộp sữa mỗi ngày để đáp ứng đủ nhu cầu canxi, đặc biệt nhóm đối tượng có nhu cầu canxi cao như phụ nữ tiền và hậu mãn kinh, phụ nữ có thai và cho con bú được khuyến nghị uống 4 hộp sữa mỗi ngày.

Bích Anh, Nữ - 27 tuổi
Tại sao sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK bổ sung canxi lại có khuyến nghị lắc đều trước khi uống mà các sản phẩm khác lại không khuyến cáo như vậy? Ông có thể giải thích lý do không?

Ông Sudipta Kumar Pathak - Giám đốc Chất lượng Công ty Cổ phần Sữa TH: Sữa tươi sạch TH true MILK bổ sung canxi là sữa tươi tiệt trùng được bổ sung thêm một lượng canxi để phù hợp với nhu cầu canxi hàng ngày. Tuy nhiên, canxi không tan hoàn toàn trong sữa mà tồn tại dưới dạng gel liên kết với protein sữa. Bởi vậy, việc lắc trước khi uống sẽ giúp canxi được phân tán đều trong sữa, giúp cho hương vị và cấu trúc sữa được đồng đều.

Thúy Nga, Nữ - 38 tuổi
Uống nhiều sữa bổ sung canxi có làm cho gia đình tôi có nguy cơ bị bệnh sỏi thận khi không hấp thu được hết lượng canxi không?

Ông Sudipta Kumar Pathak - Giám đốc Chất lượng Công ty Cổ phần Sữa TH: Đối với riêng sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK bổ sung canxi, ngoài lượng canxi cao còn được bổ sung Synergy 1 - hệ chất xơ độc đáo (Inulin, FOS) chiết xuất từ củ Chiroly - xuất xứ từ Bỉ), được khoa học chứng minh làm tăng 20% khả năng hấp thu canxi vào cơ thể. Vì vậy, gia đình bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng các sản phẩm sữa có bổ sung canxi của TH mà không lo về bệnh sỏi thận.

Hoàng Hương, Nữ- 34 tuổi
Tôi là nhân viên văn phòng, 34 tuổi. Tôi có nên uống sữa bổ sung canxi mỗi ngày không?

Ông Sudipta Kumar Pathak - Giám đốc Chất lượng Công ty Cổ phần Sữa TH: Với phụ nữ từ độ tuổi 30, xương bắt đầu quá trình lão hóa; quá trình này đặc biệt nhanh trong thời kỳ tiền mãn kinh. Nếu không cung cấp đủ hàm lượng canxi sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương, xương trở nên giòn và dễ gãy. Mức loãng xương về già sẽ quyết định bởi mức hấp thu canxi ở giai đoạn tích xương từ 20-30 tuổi. Vì vậy, để phòng ngừa, phụ nữ nên bổ sung canxi trước khi quá trình lão hóa xương bắt đầu.

Ngoc Minh , Nam - 29 Tuổi
Tại sao thời hạn bảo quản của sữa tươi lại dài đến 6 tháng? Liệu có phải do có nhiều chất bảo quản không?

Ông Sudipta Kumar Pathak - Giám đốc Chất lượng Công ty Cổ phần Sữa TH: Sản phẩm sữa tươi có thời hạn bảo quán kéo dài đến 6 tháng vì sản phẩm này được sản xuất và xử lý dưới công nghệ tiệt trùng ở nhiệt độ cao UHT và được đóng gói trong điều kiện vô trùng. Tất cả các vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ này nên sản phẩm có thể bảo quản lên tới 6 tháng trong điều kiện không mở. Chúng tôi đã làm nhiều cuộc thử nghiệm và kiểm tra tại nhà máy về thời hạn sử dụng của sản phẩm trước khi công bố. Tất cả các sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK hoàn toàn không có chất bảo quản.

Quang Nguyen , Nam - 44 Tuổi
Xin ông cho biết, sữa tươi bổ sung canxi ngoài hình thức có khác gì sữa bột bổ sung canxi vậy?

Ông Sudipta Kumar Pathak - Giám đốc Chất lượng Công ty Cổ phần Sữa TH: Hàm lượng canxi trong sữa tươi bổ sung canxi cao hơn so với sữa bột bổ sung canxi. Sữa bột bổ sung canxi phải trải qua nhiều quá trình xử lý nhiệt và các quá trình này làm giảm đi lượng canxi cũng như các chất dinh dưỡng khác trong sữa thành phẩm.

Do thời gian giao lưu có hạn, lượng câu hỏi bạn đọc gửi đến quá lớn, nên một số thắc mắc chưa được giải đáp, VietNamNet đã chuyển các câu hỏi còn lại của quý vị đến các khách mời.

Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị!

VietNamNet

Tư vấn trực tiếp về chuyên ngành Thần Kinh Cột Sống: 0438353838 - 0913210555.

email [email protected]

Địa chỉ:  198 B Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội