- Không ít ý kiến cho rằng cầu thủ CLB TP.HCM nên tự đá hỏng phạt đền. Bóng đá quốc tế phản ứng ra sao với các tình huống tương tự?

Robbie Fowler

Robbie Fowler là một trong những danh thủ đặc nhắc đến nhiều nhất về tình huống phạt đền mà trọng tài bắt sai, trong trận đấu giữa Liverpool và Arsenal năm 1997.

Sau khi thủ môn Seaman lao ra cản phá, Fowler nhảy lên và ngã xuống. Trọng tài liền cho Liverpool hưởng phạt đền.

Fowler đã giải thích đủ điều, rằng anh chỉ đơn giản nhảy lên né nhằm tránh nguy cơ chấn thương, chứ không bị phạm lỗi. Trọng tài không thay đổi quyết định.

Trên chấm 11m, Fowler đá rất nhẹ để Seaman cản phá. Nhưng sau đó đồng đội của anh ập vào ghi bàn. Sau hành động của mình, Fowler nhận giải Fair-play.

Aaron Hunt

Trong trận đấu giữa Nurnberg và Werder Bremen ở Bundesliga, trọng tài xác định hậu vệ Javier Pinola đã phạm lỗi với Aaron Hunt trong vòng cấm địa, và cho đội khách hưởng phạt đền.

Khi ấy, Bremen đang dẫn 2-0, và tình huống penalty có thể giúp họ nâng cao cách biệt.

Nhưng Hunt đã giải thích với trọng tài anh không hề bị Pinola phạm lỗi.

Hunt đã giải thích khá lâu, trước khi trọng tài thay đổi quyết định cho chủ nhà Nurnberg phát bóng lên, và cả SVĐ dành cho cầu thủ người Đức những tràng pháo tay.

Morten Wieghorst

Năm 2003, Đan Mạch có trận đấu với Iran trong một giải đấu quốc tế.

Cầu thủ Iran đã nghe nhầm tiếng còi từ khán giả phía sau, và tưởng là trọng tài thổi còi hết giờ nên cầm bóng lên.

Phạt đền cho Đan Mạch. Morten trao đổi với HLV Morten Olsen, trước khi anh chủ động đá hỏng quả phạt 11m.

Đan Mạch thua 0-1. Sau đó, Wieghorst nhận giải thưởng Fair-play từ Ủy ban Olympic quốc tế. Anh cũng là cầu thủ Đan Mạch năm 2003.

Jamie Carragher

Trong trận đấu kỷ niệm giữa Liverpool và Everton, Jamie Carragher là nhân vật chính trước hơn 33.000 khán giả.

Khi Everton được hưởng phạt đền, Emile Heskey đặt bóng và lấy đà chuẩn bị thực hiện cú dứt điểm.

Từ phía sau, Carragher bất ngờ vượt lên và thực hiện cú sút vào lưới nhà.

Dẫu vậy, đây chỉ là trận đấu kỷ niệm nên tính chất căng thẳng không cao.

Những tình huống khác

Bóng đá luôn có nhiều điều thú vị. Đó là lý do bóng đá là môn thể thao hấp dẫn nhất hành tinh.

Có rất nhiều trận đấu diễn ra mỗi tuần. Trong đó chứa đựng nhiều khoảnh khắc đầy tranh cãi, cũng rất fair-play.

Trong những pha phạt đền fair-play, có thể cầu thủ đối phương đá ra ngoài, hoặc chuyền cho thủ môn bắt gọn.

Ngược lại, có những pha phạt đền mà thủ môn... quay lưng lại để đối thủ tự do đá. Bởi vì, trước đó là tình huống mà đáng ra đối thủ có bàn thắng, nếu không có phạm lỗi dẫn đến phạt đền. Nhưng pha bóng này sẽ phải đá lại, vì việc thủ môn đứng quay lưng lại với cầu thủ đá phạt đền là phạm luật.

Top 10 pha phạt đền fair-play nhất lịch sử bóng đá thế giới:

KN