Thông tin này vừa được ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương đưa ra bên lề hội thảo Kết nối các doanh nghiệp cơ khí- ô tô-điện tử do Trung tâm IDC tổ chức.

Ông Phạm Tuấn Anh cho biết, Bộ Công Thương đã và đang làm việc rốt ráo với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước để cụ thể hoá quy định này và đưa vào dự thảo sửa đổi Nghị định 111/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đây là quy định đã được nêu rõ tại Nghị quyết 115 về thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ hôm 6/8.

{keywords}
Sản xuất công nghiệp hỗ trợ đòi hỏi vốn lớn

Theo Nghị quyết 115, Bộ KHĐT  chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tổng hợp, đề xuất và phân bổ nguồn vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để cấp bù chênh lệch lãi suất cho các tổ chức tín dụng thực hiện chính sách cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển thuộc đối tượng được hỗ trợ đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

Theo Ngân hàng Nhà nước đánh giá, vốn đầu tư cho phát triển CNHT rất lớn. Với hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ, khả năng tiếp cận nguồn vốn rất hạn chế, nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, chưa đủ sức hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp. Việt Nam có tới 40 quỹ tài chính nhà nước đã được thành lập để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm cả doanh hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên việc tiếp cận vay vốn từ các Quỹ đang rất vướng đối với doanh nghiệp, trong khi đó, các ngân hàng thương mại không mặn mà cho vay vốn ở nhóm doanh nghiệp này.

Thu Ngân