Những khóa học không có rào cản về khoảng cách địa lý, không gian, thời gian đã giúp giải quyết được nhiều nhu cầu của nhiều người học trong các điều kiện khác nhau.

Sự xuất hiện của Covid-19 là một bước ngoặt đã bất ngờ đẩy nhanh tốc độ phủ sóng của e-learning trên phạm vi toàn cầu. Giáo dục trực tuyến lúc đó được xem là một giải pháp tình thế để ứng phó với các tình huống giãn cách đan xen trong nỗ lực đưa mọi thứ trở về trạng thái bình thường.

Tuy nhiên, khi những diễn biến nằm ngoài dự đoán của dịch bệnh đẩy các tình huống giãn cách lên cao trào như giãn cách trên diện rộng, thời gian giãn cách kéo dài, hạn chế đi lại nghiêm ngặt…, các mục tiêu và kế hoạch áp dụng e-learning cũng được xác định lại.

Khi mà các công cụ phổ biến hiện nay chưa tối ưu cho dạy học trực tuyến: quá nhiều nền tảng, đăng nhập phiền phức, chưa có kho học liệu số sẵn sàng, cần chất lượng đường truyền rất cao hoặc nền tảng học quá nặng… Nhu cầu đặt ra cho các trường đại học, cao đẳng, tổ chức giáo dục là làm sao triển khai một hệ thống học online riêng, hoàn chỉnh, đồng bộ và chất lượng, phục vụ được số lượng lớn người học đồng thời lên đến hàng chục, hàng trăm nghìn người mà không bị gián đoạn, ngắt kết nối giữa chừng…

Một số trường Đại học lớn hiện nay đã áp dụng các nền tảng quản lý học tập mã nguồn mở và miễn phí ví dụ như Moodle - nền tảng phổ biến nhất hiện nay: quản lý hệ thống video bài giảng tập trung, lập lịch, nhắc lịch giáo viên, tích hợp livestream bài giảng và hàng trăm plugin có sẵn để thêm các tính năng mới…

{keywords}

Dù vậy, để triển khai được các nền tảng như Moodle, có một số khó khăn nhất định mà các trường cần khắc phục, giải quyết:

Thời gian vào năm học, số lượng học sinh, sinh viên tham gia học trực tuyến tăng lên, hệ thống thiết bị máy chủ vật lý chạy nền tảng e-learning hiện tại để triển khai mở rộng theo cách truyền thống (mua mới hàng trăm máy, tích hợp chương trình, kết nối hệ thống...) tốn rất nhiều công sức, nhân sự chuyên môn.

Để triển khai số lượng thiết bị lớn như vậy trong thời gian ngắn, việc tính toán ngân sách và xét duyệt kinh phí cũng không sẵn sàng. Các trường cần một giải pháp chi phí linh hoạt hơn.

Do đó, nhiều trường đã lên phương án chuyển mô hình học trực tuyến lên môi trường Cloud - điện toán đám mây. Thay vì phải đầu tư số tiền quá lớn cho việc mua mới máy móc thiết bị để triển khai elearning trong giai đoạn nhu cầu tăng cao thì chuyển sử dụng Cloud chi phí chỉ bằng 1 nửa. Và khi nhu cầu cao điểm qua đi, sinh viên không phải học trực tuyến nhiều như bây giờ nữa thì chỉ cần xóa bớt các máy chủ đã tạo trên dịch vụ Cloud nên không lãng phí thiết bị đã mua ban đầu.

Gia tăng trải nghiệm học trực tuyến nhờ đảm bảo chất lượng kết nối ổn định, tốc độ truyền tải hình ảnh, âm thanh, video mượt mà, không bị gián đoạn, giật lag khi có đến vài chục nghìn đến vài trăm người học đồng thời trong cùng một khoảng thời gian.

Để cung cấp thêm thông tin chi tiết về nền tảng dạy học trực tuyến LMS - Learning Management System và đưa ra lời giải cho những khó khăn của việc triển khai hệ thống e-learning bằng các giải pháp đám mây, Bizfly Cloud gửi đến độc giả sự kiện Bizfly Expert Talk #6: Dễ dàng triển khai nền tảng Dạy học trực tuyến cùng Bizfly Cloud. Đăng ký ngay tại đây: https://bizflycloud.vn/event-expert-talk-6 

{keywords}

Sự kiện phù hợp với các trường đại học, cao đẳng công lập, dân lập: Muốn xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến riêng cho trường mà không hiểu rõ và không biết bắt đầu từ đâu; các trung tâm đào tạo anh ngữ, toán thông minh, kỹ năng…: Muốn ứng dụng các bài giảng điện tử, đánh giá học viên, bài tập tương tác trên hệ thống đào tạo trực tuyến; các nhà làm quản lý giáo dục.

Sự kiện Bizfly Expert Talk #6 xoay quanh các vấn đề: Vai trò và cách thức áp dụng LMS - Hệ thống học trực tuyến Learning Management System, hiểu được cách hoạt động và vai trò của hạ tầng kỹ thuật khi quá tải học sinh cùng vào học, cách thức và công cụ để số hóa giáo án, giải pháp tổng thể để xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến từ Bizfly Cloud.

Giới thiệu diễn giả:

Tiến sĩ. Đinh Tuấn Long - Giám đốc Trung tâm Công nghệ và Học liệu trường Đại học Mở

Mr. Nguyễn Hoàng Long - Director of Sales & Business Development

Ông Nguyễn Hoàng Long đã có kinh nghiệp hơn 15 năm trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cloud computing vào FMCG.

Ông cũng từng là giám đốc sản phẩm của VCCloud thuộc công ty VCCorp, xây dựng hệ thống hạ tầng và ứng dụng công nghệ cho Vccorp như: Các trang thương mại điện tử Enbac.com, Muachung.vn, các trang tin tức kênh 14.vn, cafeF.vn,….

Mr. Phạm Đăng Sa - Head of RnD Department    

Ông Phạm Đăng Sa đã có hơn 04 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điện đoán đám mây. Trong gần 4 năm với với vị trí Head of RnD Department tại Bizfly Cloud - vận hành bởi VCCorp, ông đã tư vấn, lên kế hoạch triển khai nền tảng điện toán đám mây cho hàng trăm khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam. 

Bizfly Cloud hiện đang là đơn vị tiên phong cung cấp các giải pháp, dịch vụ hạ tầng kỹ thuật, điện toán đám mây hoàn chỉnh cho các doanh nghiệp trên cả nước với các khách hàng lớn như: Topica, Kyna, Đại học Mở, Fahasa, Thu Cúc, Đất Xanh Miền Bắc, SSI, ... 

Độc giả tham gia sự kiện sẽ được nhận voucher 500K sử dụng miễn phí các giải pháp Bizfly Cloud.

Phương Dung