Thách thức từ lợi ích kép

Có thể thấy rõ việc kết hợp Data Center (DC) và Cloud mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp (DN) trong việc quản lý và lưu trữ dữ liệu nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nỗi lo.

Khả năng tích hợp giữa các hệ thống: Để đảm bảo tính tương thích và hiệu quả, DN cần xem xét cách tích hợp DC và Cloud một cách liền mạch. Điều này đòi hỏi một quy trình quản lý chặt chẽ và sự phối hợp giữa các bộ phận khác nhau trong DN.

Nguy cơ thất thoát dữ liệu: Khi lưu trữ “tài sản số” ở nhiều nơi, DN sẽ có nguy cơ cao hơn về việc dữ liệu bị đánh cắp hoặc truy cập trái phép. Bên cạnh đó, nguy cơ mất dữ liệu cũng có thể đến do sự cố hệ thống, hỏng hóc phần cứng nếu lưu trữ dữ liệu tại những DC không đạt chuẩn.

Nguồn nhân lực chuyên môn cao: Việc triển khai và quản lý Hybrid Data Center yêu cầu kiến thức chuyên môn về nhiều công nghệ và đặc thù của từng nền tảng, đòi hỏi nguồn nhân lực có kiến thức và kinh nghiệm thực tế để quản lý, vận hành cả hai hệ thống.

Lãng phí tài nguyên: Nếu không quản lý tài nguyên chặt chẽ và phân bổ thông minh có thể xảy ra lãng phí tài nguyên lưu trữ. Một nền tảng lưu trữ có thể không được sử dụng hết công suất trong khi nền tảng kia lại quá tải.

 4 thách thức khi doanh nghiệp triển khai mô hình Hybrid Data Center

4 giải pháp quan trọng

Theo các chuyên gia công nghệ, để vượt qua những thách thức này, DN cần áp dụng đồng thời các biện pháp:

Xây dựng chiến lược đúng đắn: DN cần xác định mục tiêu và nhu cầu của mình khi kết hợp sử dụng DC và Cloud, xác định loại dữ liệu cần lưu trữ, yêu cầu bảo mật cũng như mức độ linh hoạt và khả năng mở rộng, từ đó xây dựng chiến lược phù hợp 

Tăng cường bảo mật: DN cần thiết lập các biện pháp bảo mật mạnh mẽ như mã hóa dữ liệu, kiểm soát truy cập và giám sát hệ thống. Đồng thời, DN cần lựa chọn DC đạt các tiêu chuẩn an toàn bảo mật quốc tế (TVRA, PCI DSS), các nhà cung cấp dịch vụ đáng tin cậy.

Quản lý và phân bổ tài nguyên hợp lý: DN cần xác định và thiết kế mô hình quản lý tài nguyên cụ thể bao gồm việc đánh giá, phân loại và phân bổ tài nguyên lưu trữ theo các yêu cầu và ưu tiên. Phân loại dữ liệu thành các loại khác nhau (như dữ liệu thường xuyên truy cập, dữ liệu lưu trữ dài hạn, dữ liệu không cần thiết). 

Lựa chọn đối tác đáng tin cậy: Hợp tác với nhà cung cấp uy tín, có kinh nghiệm và có hiểu biết sâu về cả hai công nghệ sẽ giúp DN xây dựng một môi trường kết hợp linh hoạt và hiệu quả.

CMC Telecom - dẫn đầu dịch vụ Hybrid Data Center tại Việt Nam

Là nhà cung cấp dịch vụ hội tụ với 15 năm kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ hạ tầng số, CMC Telecom đã và đang cung cấp trọn gói giải pháp từ tư vấn đến triển khai tổng thể mô hình Hybrid Data Center cho hàng nghìn DN.

Đội ngũ chuyên gia kỹ thuật chuẩn quốc tế

Định hướng xây dựng đội ngũ con người đáp ứng các giá trị cốt lõi và chuẩn hóa sản phẩm dịch vụ hướng tới đạt tiêu chuẩn quốc tế, đến nay CMC Telecom đã có gần 200 kỹ sư đạt các chứng chỉ chuyên sâu về Cloud được chứng nhận bởi AWS, Google, Microsoft. 

Bên cạnh các chứng chỉ về thiết kế, vận hành DC như CDCP, CDCS, CNCDP,... đội ngũ của CMC Telecom còn có 2 trong số 10 người ở Việt Nam sở hữu chứng chỉ CDCE - chứng nhận cao cấp nhất thế giới cho các chuyên gia trong lĩnh vực DC. 

 2 chuyên gia sở hữu chứng chỉ CDCE (Certified Data Center Expert) tại CMC Telecom

Sở hữu trung tâm dữ liệu hiện đại, an toàn hàng đầu Việt Nam

CMC Telecom có hệ sinh thái DC toàn quốc và đều được thiết kế theo các tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt là CMC DC Tân Thuận - trung tâm dữ liệu được Uptime Institute đánh giá là hiện đại và an toàn nhất Việt Nam với 2 chứng chỉ Tier III đầu tiên về thiết kế và xây dựng. Đây là DC duy nhất Việt Nam đến thời điểm hiện tại tuân theo tiêu chuẩn bảo mật TVRA. 

CMC Telecom cũng là đơn vị tiên phong của Việt Nam nhận chứng chỉ PCI DSS, chứng chỉ bảo mật thanh toán dành riêng cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

 CMC Data Center Tân Thuận - trung tâm dữ liệu hiện đại và an toàn nhất Việt Nam

Nhà cung cấp giải pháp Multi Cloud tiên phong tại Việt Nam 

CMC Telecom cung cấp dịch vụ Multi Cloud cho phép khách hàng lựa chọn giải pháp đám mây phù hợp với nhu cầu và yêu cầu cụ thể. Từ năm 2017, CMC Telecom đã phát triển nền tảng điện toán đám mây  “Make In Vietnam” CMC Cloud dành riêng cho thị trường Việt Nam với các tiêu chuẩn và công nghệ cao nhất hiện nay và đang chiếm vị trí số 1 về thị phần Cloud nội địa. Là hệ sinh thái hạ tầng đám mây mở, đa dạng và quy mô lớn, DN sử dụng có thể dễ dàng điều chỉnh lưu lượng tài nguyên phù hợp với nhu cầu và chỉ cần trả phí theo lưu lượng sử dụng thực tế. 

 Hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ của CMC Cloud

CMC Telecom cũng phục vụ “Cloud ngoại” khi là đối tác cấp cao của các “ông lớn” Cloud trên thế giới như AWS, Google, Microsoft. Đây chính là nền tảng giúp khách hàng CMC Telecom nhận được những tư vấn chuyên sâu để tối đa hóa khoản đầu tư của mình. 

Với dịch vụ Cloud Express, CMC Telecom cũng là nhà mạng tại Việt Nam có thể cung cấp kết nối chuyên biệt, trực tiếp đến AWS thông qua kết nối Direct Connect, Google Cloud thông qua kết nối Interconnect, Microsoft Azure thông qua kết nối ExpressRoute và Oracle Cloud thông qua OCI FastConnect với băng thông lên đến 10Gbps. 

Thúy Ngà