1. Ứng dụng trong việc mở khóa điện thoại của bạn bằng nhận diện khuôn mặt (Face ID)

Một trong những điều đầu tiên mà nhiều người làm mỗi sáng là với lấy điện thoại thông minh của họ. Và, khi thiết bị của bạn được mở khóa bằng sinh trắc học như với Face ID, nó sẽ sử dụng trí thông minh nhân tạo để kích hoạt chức năng đó. Face ID của Apple có thể nhìn thấy dưới dạng 3D. Nó chiếu sáng khuôn mặt của bạn và đặt 30.000 điểm hồng ngoại vô hình trên đó và chụp ảnh. Sau đó, nó sử dụng các thuật toán để so sánh việc quét khuôn mặt của bạn với những gì nó đã lưu trữ trên khuôn mặt của bạn để xác định xem người cố gắng mở khóa điện thoại có phải là bạn hay không. Apple tuyên bố cơ hội đánh lừa Face ID là một trên một triệu.

2. Ứng dụng trong các phương tiện truyền thông xã hội

Sau khi mở khóa điện thoại của họ, việc tiếp theo là gì? Nhiều người kiểm tra các tài khoản truyền thông xã hội của họ, bao gồm Facebook, Twitter, Instagram, v.v., để được cập nhật về những gì đã xảy ra qua một đêm. AI không chỉ hoạt động đằng sau hậu trường để cá nhân hóa những gì bạn nhìn thấy trên các nguồn cấp dữ liệu của bạn (bởi vì nó đã học được loại bài đăng nào phù hợp nhất với bạn dựa trên lịch sử trong quá khứ), nó tìm ra các đề xuất của bạn bè, xác định và lọc ra tin tức giả và sử dụng các thuật toán máy học để ngăn chặn đe doạ trực tuyến.

 

{keywords}
Trí tuệ nhân tạo (AI) được hầu hết mọi người bắt gặp từ sáng đến tối

3. Ứng dụng trong việc gửi email hoặc tin nhắn

Mỗi ngày hầu hết chúng ta sẽ gửi một hoặc vài email. Các công cụ như Grammarly và kiểm tra chính tả kích hoạt khi bạn soạn email để giúp bạn soạn thảo thư không có lỗi. Những công cụ này sử dụng AI và xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Ở phía nhận được tin nhắn, các bộ lọc thư rác sử dụng AI để chặn các email bị nghi ngờ là thư rác hoặc xác định email mà người nhận muốn nhận trong hộp thư đến của họ. Phần mềm chống vi-rút cũng sử dụng các thuật toán máy học để bảo vệ tài khoản email của bạn.

4. Ứng dụng trong tìm kiếm trên Google

Hầu hết chúng ta đều sử dụng công cụ tìm kiếm của Google trong cuộc sống hàng ngày. Các công cụ tìm kiếm không thể quét toàn bộ internet và cung cấp những gì bạn muốn mà không có sự hỗ trợ của AI. Những quảng cáo thường xuất hiện khi bạn sử dụng internet. Dó là những thứ được AI kích hoạt, dựa trên lịch sử tìm kiếm của bạn và được cá nhân hóa cho bạn với mục tiêu cung cấp cho bạn những thứ mà các thuật toán tin rằng bạn sẽ coi trọng.

5. Ứng dụng trong trợ lý giọng nói kỹ thuật số

Từ việc tìm đường đến điểm ăn trưa của bạn đến tìm hiểu về thời tiết cho nơi nghỉ ngơi cuối tuần của bạn, trợ lý giọng nói kỹ thuật số đang nhanh chóng trở thành “người dẫn đường” không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Các công cụ này sử dụng trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên và trình tạo do AI điều khiển để trả lời cho những câu hỏi của bạn.

6. Ứng dụng trong các thiết bị nhà thông minh

Nhà của chúng ta đang ngày càng trở nên "thông minh". Nhiều người trong chúng ta hiện có máy điều nhiệt "thông minh", nó sẽ nhận biết sở thích sưởi ấm / làm mát và thói quen hàng ngày của chúng ta để điều chỉnh nhiệt độ theo ý thích của chúng ta khi trở về nhà. Có những tủ lạnh thông minh mà nó có thể tạo ra một danh sách những gì bạn cần dựa trên những gì không còn trong tủ lạnh của bạn, cũng như đưa ra các lời khuyên cho bạn về rượu vang sẽ dùng với bữa tối của bạn. Tất nhiên, các thiết bị thông minh sẽ tiếp tục phổ biến hơn trong tương lai.

7. Ứng dụng trong việc di chuyển

Các công cụ hỗ trợ việc di chuyển được tích hợp AI sẽ ưu việt hơn nhiều so với việc sử dụng bản đồ. Bản đồ Google và các ứng dụng di chuyển khác sử dụng AI để giám sát lưu lượng để cung cấp cho bạn điều kiện giao thông và thời tiết theo thời gian thực cũng như đề xuất các hướng đi để tránh tình trạng tắc nghẽn. Chiếc xe bạn lái có thể được tích hợp công nghệ hỗ trợ người lái và trong tương lai sẽ có những chiếc xe tự lái để giúp bạn di chuyển được thoải mái hơn.

8. Ứng dụng trong hệ thống ngân hàng

Có nhiều cách mà AI được triển khai trong hệ thống ngân hàng, nó liên quan nhiều trong việc bảo mật các giao dịch và phát hiện gian lận. Nếu bạn thực hiện kiểm tra tài khoản thông qua điện thoại của bạn, nhận cảnh báo về số dư thấp hoặc thậm chí đăng nhập vào tài khoản ngân hàng trực tuyến của bạn, AI sẽ hoạt động ở hậu trường. Nếu bạn ghé thăm một cửa hàng vào bữa trưa và mua một chiếc quần mới, AI sẽ xác minh giao dịch mua để xác định xem đó có phải là giao dịch "bình thường" để xác thực hoặc từ chối giao dịch vì sợ ai đó sử dụng thẻ tín dụng của bạn.

9. Ứng dụng vào các đề xuất của Amazon

Nói về mua sắm, nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất nước Mỹ Amazon là một cách khác mà nhiều người thường xuyên tiếp xúc với AI. Các thuật toán AI của nhà bán lẻ đã nắm được những gì bạn thích và những gì người khác thích giống như bạn để đưa ra các đề xuất để bạn lựa chọn vào giỏ hàng của mình. Amazon rất tự tin vào các phân tích dự đoán và thuật toán của mình đến mức họ sẽ giao sản phẩm cho bạn ngay cả trước khi bạn nhấp vào để mua với thuật toán vận chuyển dự đoán.

10. Ứng dụng trong Netflix

Vào cuối ngày, khi đến thời gian để nghỉ ngơi, nhiều người trong chúng ta chuyển sang sử dụng các dịch vụ phát trực tuyến như Netflix. Cỗ máy hoạt động của Netflix được tích hợp AI và sử dụng lịch sử xem trước đây của bạn để đưa ra đề xuất cho những gì bạn có thể muốn xem (bao gồm thể loại, diễn viên, khoảng thời gian và hơn thế nữa) thậm chí đưa ra cụ thể thời gian trong ngày bạn đang xem và những gì bạn thường xem trong khung thời gian đó. Trên thực tế, 80% những gì chúng ta đang xem được đề xuất bởi Netflix.

Bởi vậy, thật khó để tưởng tượng ra một thói quen hàng ngày nào đó của chúng ta mà không có sự trợ giúp của AI.

Phan Văn Hòa (theo Forbes)

Trí tuệ nhân tạo đang tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt?

Trí tuệ nhân tạo đang tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt?

 Chuyển đổi số luôn là lợi thế cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp trong thời đại kĩ thuật số phát triển nhanh như hiện nay, đặc biệt là khi có sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) như một nền tảng cho chuyển đổi số.