Thưa thớt chuyện "yêu" tức là chán vợ?
Chuyện nhỏ về....“cậu nhỏ”
Cực khó để cực khoái?
Tại sao khi "lên đỉnh" là đau buốt thắt lưng?
Khổ vì "đánh nhanh, rút gọn"
'Khi uống rượu say, em không 'cương' lên được!'
Chuyện nhỏ về....“cậu nhỏ”
Cực khó để cực khoái?
Tại sao khi "lên đỉnh" là đau buốt thắt lưng?
Khổ vì "đánh nhanh, rút gọn"
'Khi uống rượu say, em không 'cương' lên được!'
Tuy nhiên không phải vì vậy mà bất kỳ trường hợp nào “đá không vào” cũng vội kết luận ngay “yếu” do tâm lý. Mọi trường hợp đều cần phải khám và xác định rõ trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.
Tình có như không
Mới đây, phòng khám nam học của bệnh viện đại học Y dược TP.HCM tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân nam 39 tuổi, phó giám đốc kinh doanh của một công ty ở TP.HCM. Ròng rã tám tháng trời, chuyện gối chăn của anh này với vợ “tình có như không”. Bệnh nhân tâm sự, là lãnh đạo công ty nên thường xuyên phải giải quyết rất nhiều vấn đề. Gần đây, áp lực công việc nhiều hơn, làm cơ thể lúc nào cũng căng thẳng, mệt mỏi, không còn ham muốn chuyện gối chăn. Những lần đầu quan hệ với vợ, do mệt, miễn cưỡng nên “cậu nhỏ” của anh không đủ cương cứng và thời gian lâm trận cũng rất nhanh. Nhiều lần như thế nên anh đâm ra thiếu tự tin, hay lo lắng, mất tập trung khi nhập cuộc. Dần dần anh cảm nhận mình yếu hoàn toàn về khoản đó.
Nhiều quý ông bị "yếu" do nguyên nhân tâm lý. |
Người lao động trí óc dễ “yếu” hơn
Rối loạn cương (erectile dysfunction) là một thuật ngữ y khoa để chỉ tình trạng dương vật cương không đủ cứng và/hay không đủ khả năng duy trì mức độ cương để thoả mãn hoạt động tình dục. Thuật ngữ này được dùng để thay thế các khái niệm trước đây như: liệt dương, bất lực, yếu sinh lý, thiểu năng tình dục của nam giới... Theo thống kê, 90% rối loạn cương thường kèm theo nguyên nhân tâm lý tiên phát hoặc thứ phát. Khi stress, trung tâm điều hoà cương ở não bị ức chế, giảm sản xuất hoá chất thần kinh gây cương, nồng độ adrenaline hoặc dopamin tăng cao trong máu, gây co thắt cơ trơn, làm máu đến thể hang (bộ phận cương) không đủ, dẫn đến không thể quan hệ chăn gối.
Người lao động trí óc dễ "yếu" hơn. |
Điều trị bằng cách nào?
Điều trị cho loại rối loạn cương này bằng tư vấn, tâm lý liệu pháp, thay đổi lối sống bất lợi, tập luyện thể thao, sử dụng phối hợp các thuốc chống lo âu và thuốc ức chế men PDE-5 (phosphodiesterase) như: sildenafil, vardenafil hoặc tadalafil. Như trường hợp của anh phó giám đốc nói trên, sau tư vấn bệnh nhân đã được chỉ định dùng sildenafil. Sau ba tháng theo dõi và điều trị, tình trạng cải thiện dần và hiện đã khỏi hẳn.
Vẫn có biện pháp điều trị. |
Theo TS.BS Từ Thành Trí Dũng
(SGTT)