Mỗi năm, hơn 5,5 triệu người trên toàn thế giới đang chết sớm do ô nhiễm bụi không khí. Hầu hết các ca tử vong xảy ra ở các nền kinh tế đang phát triển nhanh, tiêu biểu là hai nước Trung Quốc và Ấn Độ.

Đó là kết quả nghiên cứu từ Dự án Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu (GBD) được công bố ngày 13/2 tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội vì sự tiến bộ khoa học Mỹ (AAAS).

Cũng theo Dự án trên, thủ phạm chính là sự phát xạ của các hạt nhỏ từ các nhà máy, chủ yếu là là các nhà máy nhiệt điện than, từ khí thải của xe cộ và do đốt quá nhiều than đá và củi trong dân chúng.

{keywords}
Khói bụi ở trung tâm thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc).

Và tác nhân gây chết người ở đây chính là các hạt bụi mịn có kích thước rất bé (với ký hiệu khoa học là PM2.5). Sự hít thở nhiều các hạt siêu bụi này có nguy cơ tăng nguy cơ bệnh tim, đột quỵ, các bệnh về đường hô hấp và thậm chí cả ung thư.

Trong khi các nước phát triển đã có những bước tiến lớn trong việc giải quyết vấn đề này trong mấy thập kỷ qua, thì ở các nước đang phát triển số lượng công dân chết do hậu quả của chất lượng không khí kém vẫn còn leo thang.

Đặc biệt, ở hai nước có nền kinh tế đang phát triển nhanh hiện nay - Trung Quốc và Ấn Độ. Dan Greenbaum từ Viện Hiệu ứng Sức khỏe, ở Boston, Mỹ đưa ra đánh giá: "Tại Bắc Kinh hoặc Delhi vào một ngày ô nhiễm không khí xấu, số lượng các hạt mịn (được gọi là PM2.5) trong mỗi mét khối có thể cao hơn 300 microgram”, trong khi con số có thể chấp nhận được vào “khoảng 25 hoặc 35 microgram."

{keywords}
Ô nhiễm không khí do khí thải từ các ống khói nhà máy ở một thành phố của Ấn Độ. Ảnh: BBC

Theo các nhà nghiên cứu ở trên, ô nhiễm không khí gây ra tử vong nhiều hơn các yếu tố nguy cơ khác như suy dinh dưỡng, béo phì, lạm dụng rượu và ma túy, quan hệ tình dục không an toàn. Và theo Dự án Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu (GBD), ô nhiễm siêu bụi khí quyển là nguy cơ gây chết người nhiều nhất đứng hàng thứ tư sau huyết áp cao, rủi ro chế độ ăn uống và hút thuốc lá.

Rõ ràng, cả hai nước đông dân nhất thế giới, Trung Quốc và Ấn Độ, đang đứng trước vấn nạn to lớn và trách nhiệm nặng nề của thảm họa ô nhiễm siêu bụi không khí đang ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước mình, dân tộc mình không chỉ hiện tại mà còn kéo dài đến giữa thế kỷ 21 này, thậm chí còn kéo dài thêm nữa.

Trần Minh

XEM CÁC TIN CÔNG NGHỆ KHÁC