- Giúp con khỏe mạnh trong những chuyến chơi xa, miếng dán chống say tàu xe được các phụ huynh lựa chọn. Thế nhưng không ít trẻ phải nhập viện trong tình trạng hôn mê, rối loạn tri giác vì thứ rẻ tiền này.
Mới đây bé gái 8 tuổi ở Hóc Môn, TP.HCM được người nhà đưa tới Bệnh viện Nhi đồng 1 thăm khám trong tình trạng lơ mơ, la hét.
Theo gia đình bệnh nhi, do đạt được thành tích tốt trong quá trình học tập, bé được thưởng chuyến đi chơi xa. Do say xe, nhưng không muốn uống thuốc nên bố mẹ mua miếng dán chống say xe, dán hai bên mang tai cho bé.
Miếng dán chống say tàu xe có thể dẫn tới những bất thường ở trẻ |
Trở về sau chuyến đi chơi, bé gái có dấu hiệu mất nhận thức, rối loạn tri giác khiến bố mẹ hết sức lo lắng.
Qua thăm khám, bác sĩ xác định nguyên nhân dẫn tới bệnh tình của bé gái xuất phát từ miếng dán chống say tàu xe. Qua 3 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhi dần hồi phục, các hành vi mất kiểm soát cũng biến mất.
BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh BV Nhi Đồng 1 cho hay, đơn vị cũng thường xuyên tiếp nhận những ca trẻ gặp biến chứng khi sử dụng miếng dán chống say xe. Đặc biệt trong dịp hè, khi trẻ được bố mẹ cho đi chơi xa thì số lượng trẻ nhập viện nhiều hơn.
Theo BS Khanh, miếng dán chống say tàu xe thường có chỉ định không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi. Trường hợp trẻ gặp biến chứng vì nguyên nhân này, 1 phần do người bán thiếu trách nhiệm, không hướng dẫn kỹ.
Và các bậc cha mẹ cũng chủ quan, không đọc kỹ cách sử dụng.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh |
"Tác dụng phụ thường gặp ở trẻ là chóng mặt, mất phương hướng, hoảng loạn, gặp ác mộng, tim đập nhanh, nói sảng. Thậm chí nhiều trường hợp bị hôn mê, ngưng thở" - BS Khanh nói và cho biết, điều trị giúp trẻ khỏi bệnh nhưng các biến chứng gây ra sẽ ảnh hưởng tới thần kinh của trẻ sau này.
Trường hợp trẻ nhập viện mà đã tháo miếng dán ra, thì bác sĩ dễ nhầm lẫn với triệu chứng của những bệnh khác, như bệnh viêm não…thì lại càng nguy hiểm hơn.
BS Khanh nói rằng muốn cho trẻ tránh say, cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá no trước khi lên xe, nhưng cũng không nên để trẻ đói.
Khi lên xe không nhắc chuyện say xe, ngồi chỗ tránh gió lùa, cho bé sinh hoạt như bình thường để quên đi chuyện nôn ói, hay cũng có thể dùng gừng xoa hai bên mang tai trẻ.
Trường hợp bất đắc dĩ mới cho trẻ dùng thuốc hoặc miếng dán chống say tàu xe. Tuy nhiên cần đọc kỹ các hướng dẫn, và chỉ nên cho trẻ trên 12 tuổi dùng.
"Say xe không phải bệnh, mà là tật và có thể thay đổi theo thời gian" – BS Khanh khẳng định.
Trẻ sơ sinh cũng có thể dùng miếng dán chống say tàu xe?! |
Theo khảo sát tại một số nhà thuốc trên địa bàn TP.HCM, miếng dán chống say tàu xe rất phổ biến, có thể mua được ở bất kỳ tiệm thuốc tây nào, giá từ 15.000 - 30.000 đồng. Miếng dán chống say tàu xe có chứa dược chất scopolamin. Tìm tới tiệm thuốc tây trên đường Hai Bà Trưng, quận 3, chúng tôi hỏi mua miếng dán chống say tàu xe và được người chủ tiệm giới thiệu loại miếng dán mà trẻ sơ sinh cũng có thể sử dụng được, với liều dùng ½ miếng. |
Trẻ mắc sùi mào gà có thể bị ung thư
Trẻ mắc bệnh sùi mào gà nếu không chữa trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như tình dục sau này, thậm chí phát triển thành ung thư.
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em
Bạn đã biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh và các triệu chứng của bệnh như thế nào chưa?
Bé gái 19 tháng bị đóng đinh vít vào đầu
Khi thấy con quấy khóc, người mẹ kiểm tra thì phát hiện có cây đinh vít cắm vào đầu bé.
4 trẻ tử vong, người mắc sốt xuất huyết tăng chóng mặt
Sau gần 1 tuần điều trị, bé gái 1 tuổi ở Sài Gòn đã tử vong vì sốt xuất huyết. Đây là trường hợp thứ 4 tử vong bởi căn bệnh này.
Nghịch xăng, bé 4 tuổi cháy xém từ bụng đến chân
Nhóm trẻ em lấy xăng nghịch dại khiến bé Lô Văn An (4 tuổi, ở huyện Tương Dương, Nghệ An) bỏng rất nặng từ vùng rốn xuống 2 chân.
Bé 5 tuổi ngã hàng rào, cây sắt cắt lìa cổ họng
Trong lúc vươn người qua lan can tầng 1 nhìn xuống tìm mẹ, bé trai 5 tuổi không may bị té ngã vào hàng rào, bị cây sắt cắt gần đứt lìa cổ họng.
Văn Đức