Tuy nhiên, các nhà giáo dục, phụ huynh và học sinh ngăn cản trẻ em dùng ngón tay tính toán đang vô tình ngăn cản trẻ phát triển não bộ.
Theo nghiên cứu trên báo The Atlantic của giáo sư Jo Boaler trường Stanford, việc học các phép tính bằng ngón tay giúp trẻ em tư duy tốt hơn khi gặp bài toán khó hơn.
Bằng chứng từ nghiên cứu não bộ cho thấy ngăn cản trẻ con học các phép tính bằng ngón tay sẽ hạn chế tư duy toán học của chúng.
Ngón tay là một trong những công cụ hỗ trợ thị giác hữu ích nhất, và vùng thể cảm ngón tay trong não luôn hoạt động kể cả khi ta trưởng thành.
Đó có thể là một trong những lí do tại sao những người huấn luyện để cảm nhận tốt hơn ngón tay của họ như nghệ sĩ piano hay nhạc sĩ thường giỏi toán hơn những người không chơi nhạc cụ.
Boaler đã phát triển những nghiên cứu và chương trình giảng dạy áp dụng tư duy trực quan, số học và tư duy tăng trưởng vào phương pháp giảng dạy toán học, khiến toán học trở nên hấp dẫn hơn.
Chương trình YouCubed của cô tại Đại học Stanford đã giúp giáo viên và sinh viên vượt qua chướng ngại để học toán. Được biết, chứng căng thẳng toán học là một trong những lý do khiến người ta sợ học toán.
Chương trình học của Boaler khiến người ta suy nghĩ lại về cách dạy toán, mở ra một con đường mới để học trò thật sự cảm nhận được vẻ đẹp của toán học.
Thực tế, rất nhiều học trò thấy môn toán là quá khó khăn và chẳng lý thú chút nào. Các em thường bị ném vào một biển những con số và khái niệm trừu tượng mà bộ não không quen thuộc. Các em bị ép nhớ những công thức, những bảng và cột, với rất ít ví dụ thực tế mang tính thị giác hay những sự trình bày thật sự sáng tạo, một phần vì các giáo án quá cứng nhắc.
Những tiêu chuẩn chung (Common Core) cho trẻ em mẫu giáo và học sinh lớp tám có để ý hơn tới những bài tập trực quan, nhưng chương trình trung học buộc giáo viên phải quay lại tư duy số và trừu tượng.
Và kể cả khi Common Core khuyến khích bài tập trực quan, nó cũng dần trở thành tiền đề cho công thức trừu tượng, chứ không phải công cụ và phương pháp mở rộng ý tưởng toán học và phát triển tư duy não bộ.
Hà Dung (Theo KQED)