- Về tội danh mà Huyền Như bị xác định, các cơ quan tố tụng, luật sư, thẩm phán đã có những quan điểm trái ngược nhau.

TAND cấp cao tại TP.HCM sẽ mở phiên tòa xét xử theo trình tự phúc thẩm đối với Huỳnh Thị Huyền Như vào ngày 28/5 tới. Đây là vụ án gây nhiều tranh cãi.

Các cơ quan tố tụng có quan điểm khác nhau

Từ tháng 5/2011 đến 9/2011, Như đã chiếm đoạt được hơn 1.000 tỷ đồng của 5 công ty. Hành vi của Như bị VKSND Tối cao truy tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bản án phúc thẩm số 2/2015/HSPT của TAND Tối cao tại TP.HCM lại cho rằng, hành vi của Như có dấu hiệu phạm vào tội Tham ô tài sản nên yêu cầu điều tra bổ sung.

Quá trình điều tra lại, trên cơ sở xem xét đầy đủ các yếu tố, cơ quan điều tra cho rằng, từ khi hình thành ý thức chiếm đoạt đến khi tội phạm hoàn thành, hành vi xuyên suốt vụ án của Như là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Không có căn cứ để thay đổi tội danh của Như từ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản sang tội Tham ô tài sản như bản án phúc thẩm đã đặt ra. 

{keywords}
"Siêu lừa" Huyền Như và Võ Anh Tuấn tại phiên tòa đầu tháng 2/2018


Tội danh của Huyền Như không chỉ khiến các cơ quan tố tụng có ý kiến trái chiều, mà ngay cả các luật sư, thẩm phán cũng tranh cãi.

Luật sư, thẩm phán "đá" nhau về quan điểm

Theo Luật sư Hồ Ngọc Diệp (Đoàn luật sư TP.HCM), sẽ là phi lý và không có cơ sở khoa học, khi xác định hành vi chiếm đoạt số tiền 1.085 tỷ đồng của Như là phạm tội lừa đảo, và những đơn vị, tổ chức, cá nhân gửi tiền vào tài khoản của ngân hàng bị Như chiếm đoạt là người bị hại trong vụ án.

Vì trên thực tế, số tiền trên không thuộc quyền sở hữu của họ. Cái mà họ đang sở hữu, thực chất chỉ là một quyền về tài sản thuộc phạm vi “trái quyền” (hay còn gọi là quyền đối nhân).

Tức là quyền được yêu cầu ngân hàng tính lãi hay giải ngân vào một thời điểm nhất định, chứ không phải “vật quyền” (hay còn gọi là quyền đối vật) là quyền trực tiếp chiếm giữ và hành xử trên vật (tài sản).

Trong khi đó, khách thể của tội lừa đảo nói riêng và các tội phạm có tính chất chiếm đoạt nói chung, được xác định là chính đối tượng tài sản, chứ không phải quyền về tài sản. Nhất là, đối với các quyền về tài sản thuộc phạm vi quyền đối nhân, thì lại càng không thể trở thành khách thể hay đối tượng chiếm đoạt của loại tội phạm này.

Trong vụ án này, Huyền Như không trực tiếp nhận tài sản từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân, mà chỉ dẫn dụ họ tham gia gửi tiền vào tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng.

Và, chỉ sau khi họ đã hoàn tất các thủ tục gửi tiền vào ngân hàng này, thì Như mới lập các chứng từ giả, chữ ký giả của chủ tài khoản, sau đó dùng quyền của Trưởng phòng giao dịch để chuyển tiền sang tài khoản của Như. Vì vậy, không có cơ sở để truy tố Như về hành vi lừa đảo chiếm đoạt số tiền trên.

Việc Như lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trực tiếp chiếm đoạt số tiền này đang thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của ngân hàng, có dấu hiệu cơ bản của tội tham ô tài sản theo quy định tại điều 278 BLHS 1999...

Là người từng ngồi ghế chủ tọa nhiều vụ đại án, thẩm phán Trương Việt Toàn, Phó Chánh tòa hình sự, TAND TP Hà Nội lại có quan điểm, hành vi của Huyền Như có dấu hiệu cấu thành tội lừa đảo chứ không phải tham ô.

Theo thẩm phán Toàn, ngay từ đầu, Huyền Như đã tiếp xúc và giao dịch với các đơn vị để huy động vốn. Như có hành vi gian dối khi nói dối mình tên là Quyên, cán bộ tín dụng của vietinbank, chi nhánh Nhà Bè, dù lúc đó đang là quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, chi nhánh TP.HCM.

Giới thiệu gian dối về bản thân, Như đã huy động vốn, đưa ra mức lãi suất cho với các đơn vị này cao hơn rất nhiều so với quy định của NHNN (từ 14% lên đến 18- 22%).

Ngoài ra, Như còn sẵn sàng chi trả khoản tiền lớn cho phí giới thiệu và phí cho người giao dịch. Có những cá nhân được Như chuyển phí giao dịch và môi giới lên tới hơn 16 tỷ đồng.

Nhờ thế, Như đã tạo lòng tin cho một số cá nhân của các tổ chức mà Như huy động vốn.

Khi nhận tiền gửi, Như đã làm giả một số tài liệu của ngân hàng Vietinbank, đồng thời giả chữ ký của chủ tài khoản. Như cũng thay đổi trang, đánh tráo, sửa chữa các nội dung của hợp đồng. Cô ta còn có hành vi trái pháp luật về huy động lãi suất, làm các tài liệu giả.

Với những yếu tố đó, có cơ sở xác định Như có hành vi gian dối từ đầu để chiếm đoạt tài sản của 5 đơn vị với số tiền hơn 1.000 tỷ đồng. Hành vi lừa đảo của Như được hoàn thành khi các đơn vị tin tưởng và chuyển tiền vào tài khoản của Vietinbank chi nhánh TP.HCM.

Theo ông Toàn, cũng có ý kiến cho rằng, hành vi của Như phạm vào tội Tham ô tài sản, nhưng rõ ràng, từ giai đoạn Như huy động vốn, ở đây đã không tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, kể cả về mức lãi suất.

Ngoài ra, tất cả các ngân hàng đều quy định các trình tự, thủ tục, sau khi nhận tiền gửi phải cập nhật thông tin trong phần mềm của hệ thống để quản lý.

Khi tuân thủ đầy đủ các quy trình đó và tiền được vào trong hệ thống phần mềm của NH, mà Như lại là người trực tiếp có trách nhiệm quản lý đối với số tiền này thì mới thỏa mãn được tội Tham ô tài sản.

Mặt khác, nếu cho rằng Như phạm tội này, thì Như không thể lấy số tiền đã tham ô của NH để trả cho những người môi giới mức phí cao như vậy.

'Siêu lừa' Huyền Như giai đoạn 2: Đủ yếu tố cấu thành tội

'Siêu lừa' Huyền Như giai đoạn 2: Đủ yếu tố cấu thành tội

Việc Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt số tiền 1.085 tỉ đồng trong vụ đại án này, là hành vi tham ô hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản? 

'Siêu lừa' Huyền Như giai đoạn 2: Những 'con mồi' bị dẫn dụ

Những 'con mồi' bị dẫn dụ

Để dụ các "con mồi" vào bẫy, Huyền Như sẵn sàng dùng tiền cá nhân để trả tiền chênh lệch ngoài hợp đồng, phí môi giới.

Kiến nghị triệu tập cả chủ tọa lẫn điều tra viên trong đại án Huyền Như

Kiến nghị triệu tập cả chủ tọa lẫn điều tra viên trong đại án Huyền Như

TAND TP.HCM cho biết, vừa nhận các kiến nghị đề nghị triệu tập chủ tọa phiên tòa xét xử “đại án” Huỳnh Thị Huyền Như và 5 điều tra viên của vụ án.  

Dàn lãnh đạo Navibank hầu tòa vì Huyền Như: Luật sư đề nghị trả hồ sơ

Dàn lãnh đạo Navibank hầu tòa vì Huyền Như: Luật sư đề nghị trả hồ sơ

Luật sư bảo vệ cho các bị cáo đề nghị HĐXX triệu tập cho bằng được hai cựu lãnh đạo của Vietinbank là Nguyễn Văn Sẽ và Nguyễn Thị Minh Hương.

‘Mồi nhử’ lãi ngoài, Huyền Như cho cả dàn lãnh đạo Navibank vào tù

‘Mồi nhử’ lãi ngoài, Huyền Như cho cả dàn lãnh đạo Navibank vào tù

Hám mức lãi ngoài béo bở do Huyền Như đưa ra, nhiều lãnh đạo Navibank đã lách luật, để Huyền Như “nẫng” hàng trăm tỷ đồng.    

Huyền Như dùng ‘miếng mồi ngon’ cho 5 công ty sập bẫy

Huyền Như dùng ‘miếng mồi ngon’ cho 5 công ty sập bẫy

Đại diện Vietinbank cho rằng, Huyền Như đã đưa ra “miếng mồi ngon” là lãi suất ngoài hợp đồng cao để dẫn dụ các công ty.    

T.Nhung