Chia sẻ trên một nhóm Facebook, chị Mai Vương cho biết, sinh ra và lớn lên ở nông thôn nên hình ảnh chiếc bếp củi rất quen thuộc với chị. Những món ăn được nấu bằng bếp củi, với chị “ngon hơn lạ thường”. Nếu như nhiều người ngại mùi khói ám vào quần áo thì chị lại thích mùi hương đặc biệt ấy.

{keywords}
Chiếc bếp củi ở góc tầng 5 của gia đình chị Mai Vương. Trong ảnh là mẹ chị Vương đang gói bánh chưng dịp Tết.

Lúc đầu, ý tưởng xây bếp củi trên tầng 5 của chị Vương bị người chồng phản đối vì sợ cháy nổ, khiến hơi nóng đổ xuống tầng dưới… Nhưng sau khi nghe chị thuyết phục, chồng chị Vương - một kiến trúc sư, đã tìm ra những giải pháp hợp lý cho chiếc bếp củi trên tầng 5 của ngôi nhà.

Chiếc bếp được gia đình xây bằng gạch chịu lửa, xây cách tường, tạo khe thoáng để giảm độ nóng của lò. Khói bếp được dẫn lên mái nhà qua đường ống khói cách mái 1m. Bếp đun trong một khu vực cố định, củi để ở khu vực riêng để tránh trường hợp tàn tro bay vương vãi vào những vật dụng dễ cháy.

Đồng thời, cả ngôi nhà được lắp hệ thống báo khói, mỗi tầng đều trang bị 1 bình cứu hoả. Khu vực tầng 5 của gia đình chị Vương cũng là không gian có một mặt thoáng, thay vì khép kín trong 4 bức tường. Ở đây, ngoài chiếc bếp củi, chị còn đặt bàn ăn, trồng hoa để gia đình, bạn bè cùng ngồi ăn, uống trà, trò chuyện.

Trên nhóm Facebook, tài khoản A.H.N nêu ý kiến: "Mình nhà bạn thì không sao nhưng quá nguy hiểm cho các nhà xung quanh nếu có gì xảy ra. Nhà mình nấu bếp từ tự ngắt, hệ thống điện tự ngắt mà tối đến nấu xong còn phải tháo hết dây khỏi ổ cắm".

"Phía trước ngôi nhà là không gian trống, phía sau nhà không có ngôi nhà nào xây lên 5 tầng", chị Vương giải thích trước những ý kiến cho rằng chiếc bếp có thể gây nguy hiểm cho cộng đồng xung quanh.

{keywords}
Chiếc bếp củi được đặt trên tầng 5 với không gian có mặt thoáng.

Sau khi xây bếp, chị về quê mua kiềng, trấu, vỏ lạc và nhặt củi nhãn ở vườn nhà để làm chất đốt. Những chiếc nồi gang cũ kỹ ngày xưa cũng được chị “tha” lên Hà Nội để nấu cơm.

“Tôi rất thích không gian bếp trên này, nên mỗi khi có thời gian tôi lại lên tầng 5 nấu ăn cho gia đình, bạn bè đến chơi. Tôi làm tất cả món ăn hằng ngày từ căn bếp, từ nấu cơm tới kho cá, luộc thịt, các món nướng… Có những món ăn dân dã mà chỉ bếp củi mới làm được, cũng được bạn bè tôi đến chơi nhà rất thích, ví dụ như cơm cháy từ nồi gang”, chị Vương chia sẻ.

Cũng nhờ chiếc bếp củi mà Tết năm vừa rồi, gia đình chị nấu được 4 nồi bánh chưng.

{keywords}
Từ bò xào...
{keywords}
...cho tới đậu rán đều được nấu trên bếp củi.
{keywords}
Chiếc bếp được xây bằng vật liệu chống cháy. 

Chiếc bếp củi của chị Vương sau khi chia sẻ trên Facebook nhận được nhiều lời khen ngợi và bày tỏ sự thích thú.

Cũng nhiều ý kiến cho rằng bếp củi chỉ làm thoả mãn mùi vị quê hương trong chốc lát, nhưng lại kéo theo nhiều bất tiện khác trong việc vệ sinh xoong nồi, khói bay vào mắt, nóng nực khi nấu ăn vào mùa hè, đặc biệt là nguy cơ cháy nổ.

Tuy nhiên, với người thích cảm giác đồng quê như chị Vương thì những nhược điểm đó hoàn toàn có thể khắc phục được. “Với tôi, nấu ăn bằng bếp củi rất thư giãn và thú vị” - chị Vương nói.

Đăng Dương  

Năm sai lầm khiến việc dọn dẹp nhà bếp khó khăn hơn

Năm sai lầm khiến việc dọn dẹp nhà bếp khó khăn hơn

Dưới đây là 5 lỗi sai bạn nên tránh để việc dọn dẹp nhà bếp trở nên dễ dàng hơn.