"Nhiều người nói nước ta đang bắt chước Nhật Bản rước “của quý" đàn ông. Điều này sai hoàn toàn", PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái nói.

Lễ hội Ná Nhèm của người Tày, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) đang thu hút được sự quan tâm của dư luận. Đây là lần thứ hai lễ hội diễn ra và người dân kéo đến rất đông để được tận mắt chứng kiến màn rước “sinh thực khí nam”.

Trong lễ hội, 6 trai làng cao to, khoẻ mạnh, được giao nhiệm vụ khiêng “tàng thinh” – tượng trưng cho linh vật của người đàn ông. Tất cả mọi người đều hào hứng, vui mừng khi được nhìn, được sờ “tàng thinh” khổng lồ bằng gỗ, có kích thước chiều dài 1m, đường kính hơn 40 cm và nặng hơn 1 tạ.

Sau khi sự kiện diễn ra, có nhiều ý kiến cho rằng hình thù sinh thực khí quá thô tục và màu mè, không phù hợp với văn hoá người Việt. Có người còn nhận xét lễ hội này ăn cắp ý tưởng của người Nhật.

{keywords}

Nhiều người tỏ ra bất ngờ và thích thú với tục thờ “sinh thực khí nam” – gọi nôm na là “của quý của đàn ông”. Họ tranh nhau sờ “tàng thinh” để mong may mắn.

Bàn về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái cho biết: “Của quý của đàn ông là biểu tượng về sinh thực khí. Sinh thực khí nam và sinh thực khí nữ được thờ ở Việt Nam dưới dang một tín ngưỡng đặt tên là phồn thực.

Tức là gì? Sinh đẻ càng nhiều càng tốt. Gần đây nhiều người nói nước ta đang bắt chước Nhật Bản rước “của quý" đàn ông. Điều này sai hoàn toàn.

Đông Nam Á là khu vực trồng lúa. Vì vậy có phong tục thờ hai sinh thực khí, một của đàn ông và một của đàn bà. Người ta quan niệm rằng khi chúng giao phối với nhau sẽ đẻ ra con người. Chúng ta thờ như vậy để phục vụ mơ ước sinh sôi nay nở của: con người, gia súc và lúa”.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái, phong tục thờ “sinh thực khí” (sinh - đẻ, thực - nảy nở, khí - công cụ) phổ biến ở hầu hết các nền văn hóa nông nghiệp trên thế giới.

Nhưng khác với các nền văn hóa khác, chỉ thờ sinh thực khí nam, tín ngưỡng phồn thực Việt Nam thờ sinh thực khí của cả nam và nữ.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra, người dân thờ sinh thực khí từ hàng ngàn năm trước. Sau đó, thờ “sinh thực khí” được đưa vào các lễ hội.

Sẽ có nhiều người biết, lễ hội ở làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) có tục rước cặp “sinh thực khí” bằng gỗ vào ngày mồng 6 tháng giêng. Sau đó chúng được đốt đi và người dân cùng nhau chia tro để mong một năm được may mắn, phát triển.

Theo Báo Gia đình & Xã hội