Cho rằng, cầu thép cũng vĩnh cửu, nhưng không tối ưu nhất và không kinh tế nhất. Kiến trúc vòng nhẫn vô cực không thể biểu tượng cho sự ổn định Hà Nội... kỹ sư Nguyễn Thành Lập (Hà Nội) nêu ý kiến trong bài viết gửi đến VietNamNet.

Dự án cầu Trần Hưng Đạo đi qua các quận Hoàn Kiếm - quận Hai Bà Trưng - quận Long Biên có vốn đầu dự kiến hơn 8.900 tỷ đồng, được thực hiện theo hình thức BOT. Thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến khoảng 20 năm, tiến độ thực hiện dự án từ năm 2022-2025.

Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 5,5km, điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông, thuộc địa bàn phường Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm). Điểm cuối giao cắt với đường Nguyễn Văn Linh thuộc địa bàn phường Gia Thụy (quận Long Biên).

Cầu Trần Hưng Đạo được xác định là công trình vĩnh cửu, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực thép.

Trong bài viết gửi đến VietNamNet chiều 23/3, kỹ sư Nguyễn Thành Lập (Hà Nội) cho rằng, cầu thép cũng vĩnh cửu, nhưng không tối ưu nhất và không kinh tế nhất. Kiến trúc vòng nhẫn vô cực không thể biểu tượng cho sự ổn định Hà Nội...

{keywords}
Một phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo

Phương án thiết kế kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo, vượt sông Hồng ở Hà Nội, được cơ quan chức năng chấm điểm cao nhất là cầu có kiến trúc Vòng Nhẫn vô cực; đang thuyết minh, tuyên truyền là cầu vòm thép. Và (vòng nhẫn vô cực) biểu tượng cho sự bất tận về không gian, thời gian phát triển ổn định của Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung…

Song, anh bạn kỹ sư cầu đường, nguyên PGĐ Sở Giao thông vận tải TP Hải Phòng lại có ý kiến: “Cầu Trần Hưng Đạo (Hà Nội) phương án được giải nhất, tương tự cầu Rào (Hải Phòng) vừa thông xe kỹ thuật, tháng 1/2022. Chắc tư vấn thiết kế hết bài sao?”.

Tôi thấy, tán thành nguyên PGĐ Sở Giao thông vận tải TP Hải Phòng nêu trên. Và cho rằng, nhìn dưới góc độ kiến trúc thuần túy thì thiết kế cầu Trần Hưng Đạo (Hà Nội) hay cầu Rào 1 (Hải Phòng) - có khác chăng chỉ là ý tưởng thiết kế Kiến trúc cầu Rào 1 được cách điệu “cánh sóng vươn xa”.     

Trở lại thiết kế kiến trúc Vòng Nhẫn vô cực… cầu Trần Hưng Đạo, thực ra trông vẫn có nét giống như các hình sin, hay các hình parabol… “ngoằn ngoèo, lúc lên đỉnh, lúc lại tụt xuống đáy”, thì làm sao có thể là biểu tượng cho sự phát triển ổn định, bền vững của Hà Nội được.

{keywords}
Phối cảnh cầu Rào mới ở Hải Phòng

Đặc biệt, nếu thiết kế cầu Trần Hưng Đạo là “cầu Vòm thép”, theo chuyên ngành cầu đường, có nghĩa là cầu thép. Mà cầu thép đương nhiên cũng vĩnh cửu, chứ có ai bảo không. Thí dụ “Hà Nội có cầu Long Biên, vừa dài, vừa rộng, bắc qua sông Hồng”. Và ngoài ra, cầu Long Biên còn được thiết kế độc đáo, tuyệt vời; vừa cách điệu kiến trúc 1 con Rồng khổng lồ, “đậu xuống đất Thăng Long”; vừa phù hợp với biểu đồ chịu lực của cầu.

Hoặc cầu cất, vượt sông Nê va  (Nga), cũng là cầu dầm thép (cho thích hợp với loại cầu cất)... 

Tuy nhiên, tối ưu nhất và kinh tế nhất, lại không phải là cầu thép. Đơn cử vui về cầu Long Biên (Hà Nội), muốn chống rỉ thép, thì cần phải nuôi 1 đội quân thợ sơn từ đầu cầu phía bờ Bắc, sang đến phía bờ Nam. Song đội thợ sơn này lại phải quay về sơn cầu phía bờ Bắc là “vừa”. Và cứ như thế từ năm này, sang năm khác, trong suốt quá trình khai thác-sử dụng cầu.

Và tất nhiên bây giờ có thép hợp kim với độ bền cao hơn. Nhưng thép hợp kim cũng chỉ có tác dụng chống oxi hóa hơn thép thông thường, chứ không phải chẳng bị oxi hóa . Đã thế thép hợp kim lại thiếu đặc tính dễ uốn cong tạo hình…        

Sang một vấn đề khác, tôi cho là cũng quan trọng: Việc đặt tên cầu, không cứ phía bờ Nam cầu kết nối với đường Trần Hưng Đạo, để đặt tên là cầu “Trần Hưng Đạo”-tên 1 Danh Tướng nước ta thời kỳ Lịch sử chống ngoại xâm Nguyên-Mông. Mà rất nên đặt tên cầu này là cầu Đông Đô. Điều này đồng nghĩa với, rất nên đổi tên cầu “Trần Hưng Đạo” là cầu Đông Đô; sẽ nâng cao tầm cỡ cây cầu hơn lên. Tương xứng với “Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội, Hà Nội mến yêu”…

Bài viết thể hiện góc nhìn riêng của tác giả. Bạn có ý kiến khác xin gửi về Email: [email protected]. Bài viết phù hợp sẽ được Ban Biên tập chọn đăng tải. Trân trọng!

Nguyễn Thành Lập (Hà Nội)

3 phương án cầu Trần Hưng Đạo có vẻ 'ẻo lả' mỏng manh, không mạnh mẽ

3 phương án cầu Trần Hưng Đạo có vẻ 'ẻo lả' mỏng manh, không mạnh mẽ

VietNamNet tiếp tục nhận được bài viết của bạn đọc Đỗ Hữu Diên (Hà Nội) góp ý về phương án thiết kế cầu Trần Hưng Đạo mà Hội đồng TP Hà Nội đã chọn. 

Thép có thể làm cầu Trần Hưng Đạo đi vào lịch sử

Thép có thể làm cầu Trần Hưng Đạo đi vào lịch sử

Lịch sử kết cấu thép thế giới được khởi nguồn từ thế kỷ 18 khi công nghệ luyện kim của châu Âu đã đạt những bước tiến vượt bậc để kiểm soát các đặc tính, chất lượng của kết cấu thép.

Cầu Trần Hưng Đạo không nên có kết cấu như cầu Chương Dương, Long Biên

Cầu Trần Hưng Đạo không nên có kết cấu như cầu Chương Dương, Long Biên

Dự án đầu tư cầu Trần Hưng Đạo ở Hà Nội, với mức vốn khoảng 9.000 tỷ đồng đang được Ban quản lý dự án Giao thông Hà Nội tổ chức trưng bày các phương án thiết kế kiến trúc.