- Thầy giáo bị tố đánh học sinh chảy máu mũi trong giờ học tại huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) đã lên tiếng trần tình về sự việc.
Ngày 14/4, ông Nguyễn Hữu Hà, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Du (xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) đã tiếp xúc với báo chí, trần tình về việc bị tố đánh em Hứa Bảo Nguyên (trú thôn 9, xã Ea Wer, học sinh lớp 1G, phân hiệu thôn 9, Trường Tiểu học Nguyễn Du) chảy máu mũi trong giờ học
Trước đó, chị Triệu Thị Ngọc Nga (SN 1987, mẹ cháu Hứa Bảo Nguyên) đã có đơn phản ánh đến Trường Tiểu học Nguyễn Du, Công an xã Ea Wer việc con trai bị ông Hà đánh chảy máu mũi phải vào viện điều trị.
Trường Tiểu học Nguyễn Du nơi ông Hà đang công tác |
Theo chẩn đoán của BV Đa khoa huyện Buôn Đôn, cháu Nguyên bị chấn thương vùng mũi do bị đánh.
Theo trình bày của ông Hà, khoảng 7g, thứ 3 ngày 10/4, ông vào lớp 1G để dạy tiết đầu tiên.
Khi bước vào cửa lớp, ông Hà thấy học sinh Hứa Bảo Nguyên mặc quần đùi, cởi trần, đứng trên bàn nhảy múa và hò hét.
“Thấy vậy, tôi xuống nhéo tai và nói “anh mặc quần áo vào dùm cho tôi”. Sau đó, tôi lên bàn giáo viên để cặp và giáo án. Lúc nhìn xuống, tôi thấy em này lúng túng trong việc mặc áo nên bước xuống phụ em kéo áo. Khi kéo thì em kêu đau, kéo xong thì thấy máu ở mũi em chảy” - ông Hà giãi bày.
Phụ huynh học sinh Hứa Bảo Nguyên phản ánh việc con bị đánh chảy máu mũi |
Khi thấy máu ở mũi học sinh Nguyên chảy, ông đã bồng đặt em lên bàn sơ cứu. Tuy nhiên, cháu bé hét, khóc to lên. Khi vừa đặt được học sinh Nguyên lên bàn thì cô giáo Lê Thị Minh Phượng đi vào cùng giúp mặc áo và lau máu cho học sinh này.
“Tôi có nhéo tai, khi kéo áo em xuống thì tay tôi đụng vào mũi em chứ không có đánh. Lúc đó, máu chỉ chảy một giọt thôi, tôi bế em lên bàn thì em vùng vẫy nên rớt thêm mấy giọt máu dưới bàn. Nói tôi đấm là không có. Nếu mà đấm thì chấn thương, bầm tím mặt chứ. Tôi như thế này mà đấm em chịu sao nỗi” - ông Hà giải thích.
Phân hiệu thôn 9 của Trường Tiểu học Nguyễn Du nơi cháu Nguyên đi học và bị đánh |
Ông Hà cho biết, sau khi học xong tiết học do ông dạy, em Nguyên ra ngoài học thể dục, học tiếp 2 tiết nhạc và mỹ thuật rồi ra về.
Cũng theo ông Hà, đến đầu giờ chiều cùng ngày, phụ huynh chở em Nguyên đi học và có hỏi ông tại sao nhéo tai và đánh em chảy máu mũi. Ông Hà trả lời không đánh mà vô tình làm em chảy máu.
“Tôi ân hận, thấy có lỗi và có xin lỗi phụ huynh em Nguyên. Nghe vậy, phụ huynh em Nguyên nói tôi phải rút kinh nghiệm. Đến ngày 11/4, tôi nhận được tin gia đình tố tôi đánh cháu Nguyên và cháu đã nghỉ học, đang nhập viện cấp cứu” - lời ông Hà.
Ông Nguyễn Hữu Hà trần tình về sự việc |
Theo lời ông Hà, sau khi biết tin, ông cùng 2 thầy cô giáo trong trường có đến nhà để thăm hỏi em Nguyên. Do em học sinh đang ở bệnh viên nên ông có gửi cho phụ huynh 1 triệu đồng nhờ mua sữa. Tuy nhiên, phụ huynh em Nguyên không nhận.
“Tôi nhìn giấy ra viện kết luận em bị “Chấn thương vùng mũi do bị đánh”. Tôi không hiểu nổi, bác sĩ có ngồi đó, có thấy không mà nói bị đánh” - ông Hà phân trần và cho biết sẽ cùng vợ đến thăm cháu Nguyên, gửi cho gia đình một ít thuốc men để lo cho cháu bé.
Liên quan đến vụ việc, Phòng GD&ĐT huyện Buôn Đôn cho biết đã tiến hành xác minh sự việc. Qua xác minh, các em học sinh lớp 1G cho biết vào sáng ngày 10/4, em Nguyên cởi áo thể dục trong lớp, sau đó ông Hà xuống xách tai rồi đánh vào mũi khiến em này gục xuống bàn và chảy máu mũi.
Ông Hà cho biết đã xuống nhà xin lỗi phụ huynh học sinh, gửi 1 triệu đồng nhờ mua sữa nhưng bị từ chối |
Lãnh đạo Trường Tiểu học Nguyễn Du nơi ông Hà công tác cũng cho biết, ông Hà thường xuyên bỏ dạy không lý do, đến nay đã bỏ dạy 36 ngày, 1 buổi.
Trước vi phạm của ông Hà, hội đồng kỷ luật nhà thường đã họp và đưa ra mức kỷ luật buộc thôi việc đối với ông này, đồng thời có báo cáo gửi cấp trên xin ý kiến chỉ đạo.
Lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Buôn Đôn cũng cho biết, đã có báo cáo gửi UBND huyện Buôn Đôn và đang chờ huyện có xử lý cuối cùng đối với ông Hà.
Thông tin từ Phòng GD&ĐT huyện, trước năm 2000, ông Hà nguyên là phó hiệu trưởng của một trường trên địa bàn. Tuy nhiên, do liên tục sai phạm nên ông Hà kỷ luật xuống làm giáo viên, rồi nhân viên văn thư.
Áp lực hãi hùng bủa vây nữ sinh học giỏi
Những áp lực về điểm số, thành tích học tập vẫn là nỗi sợ hãi với Nhàn mỗi khi nghĩ đến.
Áp lực học hành, nam sinh nhảy lầu tự tử để lại thư tuyệt mệnh
Theo cơ quan chức năng, trước khi tự tử, nam sinh có để lại bức thử tuyệt mệnh với nội dung áp lực về học tập từ gia đình.
Hà Nội sắp tuyển sinh lớp 10 kiểu mới, phụ huynh lo áp lực đè nặng
Trước thông tin Hà Nội tuyển sinh lớp 10 bằng bài thi tổ hợp từ năm học 2019 - 2020, nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về áp lực của kỳ thi ngày càng lớn.
Giảng viên đại học, cao đẳng: Nghề nhiều áp lực
Việc nâng chuẩn khi đào tạo tiến sĩ, lương thấp, nhiều áp lực trong các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học đang tạo lên những áp lực đối với đội ngũ giảng viên ĐH, CĐ tại Việt Nam hiện nay.
Tuyển sinh vào lớp 6: "Cởi trói" hay tăng áp lực luyện thi?
Phương án cho phép các trường xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh để tuyển sinh vào lớp 6 nhận được nhiều ủng hộ từ các trường đặc thù và các phụ huynh.
Trùng Dương