Có cửa hàng kinh doanh sản phẩm sạch tại quận Long Biên kết hợp với bán hàng online, chị Hoàng Thúy Hà (Hà Nội) chia sẻ, sau khi được vinh danh giống gạo ngon nhất thế giới, tôi nhận rất nhiều tin nhắn, điện thoại đặt mua gạo ST25. Có những tuần tổng lượng đơn lên đến hơn nửa tấn. Đơn hàng lớn sẽ thu được lợi nhuận cao, tuy nhiên, dù có xoay đủ kiểu vẫn khöng lêëy àûúåc gaåo ST25. “Khách hàng đặt mua 350kg để đi biếu nhưng đầu mối trong Sóc Trăng báo chỉ có 250kg, họ chia đều cho các đại lý. Nhưng quan trọng là giá về đến Hà Nội cao quá, đến tay người tiêu dùng không thể dưới 45.000 đồng/kg” - chị Hà cho hay.

{keywords}
Gạo ST25 được đóng túi 5kg/túi với chuẩn bao bì nhãn mác và quy cách

Nguyên nhân giá gạo ST25 cao là do doanh nghiệp (DN) tư nhân Hồ Quang Trí (DN duy nhất) sản xuất được chưa nhiều, cung không đủ cầu. DN này cũng không phân phối trực tiếp nên muốn lấy gạo ST25 phải lấy qua các đại lý, giá bị đẩy lên. Nhu cầu lớn khiến một số đại lý đã in bao bì giả ST25 và đóng loại gạo khác vào khiến nhiều người bị lừa.

Không chỉ Hà Nội, tại TP. Hồ Chí Minh, gạo gắn mác đặc sản Sóc Trăng được nhiều sạp gạo bán với giá 25.000 đồng/1kg, cao hơn nhiều loại gạo khác. Việc mập mờ nguồn gốc, xuất xứ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Thực tế, hiện tại TP. Hồ Chí Minh mới chỉ có 2 cửa hàng bán gạo ST25 chính hãng gồm: Cửa hàng gạo Phương Nam; cửa hàng gạo Minh Quân do DN gia đình Tiến sĩ Hồ Quang Cua - cha đẻ gạo ST25 - cung cấp từ Sóc Trăng với sản lượng rất giới hạn, khoảng 1 tấn/ngày. Tại Sóc Trăng, nơi duy nhất bán cơm nấu từ gạo ST25 là quán Cà phê Gạo ở số 197 Nguyễn Thị Minh Khai, TP. Sóc Trăng.

Để phân biệt được gạo ST25 thật - giả, người tiêu dùng có thể căn cứ vào bao bì, nhận diện thương hiệu, cách đóng gói của gạo ST25 cũng như chất lượng thực sự của gạo khi được nấu lên. Cụ thể, gạo ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua phân phối trên thị trường được đóng gói duy nhất một 1 loại bao bì, trọng lượng 5 kg/gói. Trên bao bì có ghi đầy đủ thông tin tên DN, địa chỉ.

DN tư nhân Hồ Quang Trí cũng cho biết họ còn bị làm giả lúa giống ST24, ST25. Theo đó, nhiều cửa hàng giống ở miền Tây bán lúa giống giả mang thương hiệu của DN. Tình trạng giả lúa giống ngày càng phức tạp, xử lý được chỗ này lại xuất hiện ở nơi khaác.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng, ông Lương Minh Quyết - cho hay, ST24, ST25 được ví như 2 anh em vì chất lượng ngang nhau. Ông Lương Minh Quyết cũng thừa nhận, trong khi người dân Sóc Trăng còn chưa có gạo ST25 để ăn thì TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội lại bán tràn lan. Câu hỏi đặt ra, gạo ST25 xuất hiện trên thị trường, lúa giống ST25 ở đâu ra? Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Sóc Trăng kiến nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, khi được nhượng quyền mới được bán. Về phía Sóc Trăng, cũng sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra thường xuyên đại lý bán giống trên địa b

Từ việc gạo ST25 bị mạo danh, cho thấy cần có quy chuẩn chặt chẽ hơn trong việc quản lý, công bố, sử dụng thương hiệu gạo. Đồng thời người tiêu dùng cũng cần lựa chọn các nhà sản xuất, nhà cung cấp có uy tín để tránh bị thiệt hại do gạo giả. 

Theo Báo Công Thương Điện Tử