Bình giữ nhiệt giá “rẻ như cho”
Nhờ tính tiện lợi, đa năng, bình giữ nhiệt là sản phẩm gia dụng phổ biến trong gia đình Việt hiện nay. Nhưng nếu không nắm rõ thông tin trong việc mua hàng, rất có thể, những chiếc bình giữ nhiệt dùng hàng ngày sẽ trở thành mối nguy hiểm.
Theo khảo sát của PV Tri Thức & Cuộc Sống tại một số chợ lớn ở TP.HCM, không khó để tìm thấy sản phẩm bình giữ nhiệt đủ màu sắc, kích cỡ và chủng loại. Đáng chú ý, nhiều loại không nhãn mác được bày bán tràn lan với giá rẻ dưới 100.000 đồng/bình.
Chất lượng xoong, nồi inox siêu rẻ có đáng lo?
Trên thị trường có nhiều loại sản phẩm xoong, nồi… làm bằng vật liệu inox. Trong đó, theo Tri Thức & Cuộc Sống, nhiều sản phẩm giá rẻ của các cơ sở thủ công trong nước và không ít sản phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng trôi nổi trên thị trường.
Những cửa hàng chuyên bán xoong nồi inox… hầu hết đều nhập sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc, giá thành rẻ. Những sản phẩm nhập từ các nước châu Âu, Mỹ thì có giá thành cao, ít người mua.
Theo các chuyên gia, nồi inox kém chất lượng bị pha nhiều tạp chất hoặc được mạ kim loại nặng, khi nấu sẽ ngấm vào thức ăn, lâu ngày làm tích tụ kim loại nặng trong cơ thể của người dùng, gây ra các chứng bệnh nguy hiểm như ung thư, gan,…
Nhiều cửa hàng xe máy cũ đóng cửa, trả mặt bằng
Sau thời điểm chính thức áp dụng biển số xe định danh, từ ngày 15/8, thị trường xe máy cũ ế ẩm trở lại.
Theo Người Lao Động, cả trăm cửa hàng xe máy ở khu vực đường Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ (quận Phú Nhuận, TP.HCM) những ngày gần đây vắng bóng khách hàng. Thậm chí, nhiều cửa hàng đã phải đóng cửa, trả mặt bằng.
Trung Quốc ngưng mua, giá cá sấu lao dốc
Giá cá sấu giảm sâu, từ mức 180.000-200.000 đồng xuống còn 60.000 đồng/kg khiến người nuôi thua lỗ.
Theo Báo Người Lao Động, thị trường truyền thống của cá sấu nguyên con và da cá sấu Việt Nam là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và một số nước châu Âu. Tuy nhiên, các thị trường này hiện chỉ còn tiêu thụ da cá sấu, ngưng nhập cá sấu nguyên con từ năm 2021 đến nay.
Hành tăm tăng giá 5 lần, tới 200.000 đồng/kg
Nếu như đầu vụ, giá hành tăm chỉ từ 50.000 đồng/kg, khó tiêu thụ thì những ngày gần đây loại nông sản này lại bất ngờ tăng giá. Theo khảo sát của Nông Thôn Việt trên mạng xã hội, hành tăm được rao bán với giá tới 200.000 đồng/kg.
Nhiều người dân tỏ ra phấn khởi, vì giá hành tăm tăng cao nhất trong vòng 3 năm gần đây.
Trái cây 'ngoại' la liệt, nhiều loại siêu rẻ
Nhiều loại trái cây nhập khẩu giá giảm mạnh, siêu rẻ đến khó tin. Đơn cử, nho sữa Trung Quốc, thời điểm mới xuất hiện có giá 300.000-400.000 đồng/kg, 2-3 năm trở lại đây giá ngày càng rẻ. Trên “chợ mạng”, một số đầu mối bán nho sữa với giá 50.000-55.000 đồng/kg nếu mua theo rành.
Hay lựu đỏ nữ hoàng cũng giảm giá một nửa, còn 35.000 đồng/kg; táo gala mới chớm mùa giá cũng chỉ 20.000 đồng/kg. Tương tự, táo gala giá chỉ 20.000 đồng/kg, táo Nam Phi 45.000 đồng/kg; dưa cát vàng giảm còn 15.000 đồng/kg... (Xem thêm)
Giật mình giá bánh trung thu nhân trứng chảy Trung Quốc
Vài năm trở lại đây, loại bánh có nhân trứng chảy “làm mưa làm gió” mỗi dịp Tết Trung thu, dù giá bán lên tới trên dưới 1 triệu đồng/hộp 8 bánh. Tuy nhiên, không ít người tiêu dùng sẽ giật mình khi biết giá bán sỉ loại bánh này trên “chợ mạng”.
Một đầu mối đổ sỉ bánh trung thu Trung Quốc cho biết, chị bán buôn theo thùng 16 hộp, giá 1,06 triệu đồng cho các mối sỉ. Trong đó, mỗi hộp có 12 chiếc bánh, tính ra giá chỉ khoảng 5.500 đồng/bánh trung thu nhân tan chảy. (Xem thêm)
Giá thịt lợn quay đầu giảm, hàng nhập khẩu tăng mạnh
Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tháng 8/2023, giá lợn hơi trên cả nước có xu hướng giảm, xuống dưới mốc 60.000 đồng/kg.
Hiện, giá lợn hơi khu vực miền Bắc ở mức 58.000-59.000 đồng/kg; miền Trung và Tây Nguyên giảm còn 55.000-58.000 đồng/kg; khu vực miền Nam 56.000-59.000 đồng/kg.
Trong bối cảnh giá lợn hơi giảm và chưa có dấu hiệu hồi phục, thị trường tiêu thụ chậm nhưng nhập khẩu thịt lợn vẫn tăng mạnh. (Xem thêm)
Giá gạo xuất khẩu giảm liên tiếp, trong nước neo cao
Sau khi tăng lên mức cao nhất trong vòng 15 năm qua, hai phiên giao dịch gần đây (6-7/9), giá gạo xuất khẩu trên thế giới quay đầu giảm ở tất cả mặt hàng, về mức 628 USD/tấn. Tuy vậy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn cao nhất thế giới. Trong khi, giá gạo 5% tấm của Thái Lan và Pakistan chung xu hướng giảm, lùi dần về mốc 600 USD/tấn.
Trong khi đó, giá lúa gạo tại thị trường nội địa vẫn quá cao. Đây là bất cập khiến doanh nghiệp mắc kẹt, không dám mua bán gạo, vì nếu mua hàng để xuất khẩu sẽ gánh lỗ nặng. (Xem thêm)
Sâm Trung Quốc mạo danh sâm Ngọc Linh
Ở nước ta, sâm Ngọc Linh hay sâm Lai Châu, đều nằm trong top những loại sâm tốt nhất thế giới, có giá trị kinh tế rất cao. Sâm Ngọc Linh chính gốc loại 1 có giá hơn 300 triệu đồng/kg, giá sâm Lai Châu hơn 120 triệu đồng/kg.
Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều người rao bán sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu với giá rẻ giật mình, chỉ vài triệu đồng 1kg. Cây giống sâm cũng có giá siêu rẻ.
Thực tế, sâm Trung Quốc tràn sang Việt Nam mạo danh sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu. Điều đáng nói, khi kiểm nghiệm phát hiện sâm Trung Quốc có dư lượng thuốc trừ sâu gấp nhiều lần cho phép. (Xem thêm)
Giá thép giảm lần thứ 19 liên tiếp, xuống đáy 3 năm
Một số doanh nghiệp thép trong nước vừa thông báo giảm 100.000-310.000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép cuộn CB240, còn thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên giá bán so với lần điều chỉnh trước đó.
Từ đầu năm đến nay, giá thép xây dựng trong nước đã trải qua 19 lần giảm liên tiếp, hiện dao động quanh mức 13-14 triệu đồng/tấn. Đây là mức thấp nhất kể từ cuối năm 2020. (Xem thêm)