1. Tỉnh nào từng xảy ra trận động đất lớn nhất trong lịch sử Việt Nam?

  • Hòa Bình
    0%
  • Sơn La
    0%
  • Điện Biên
    0%
  • Lai Châu
    0%
Chính xác

Ba trận động đất mạnh nhất được ghi nhận tại Việt Nam đều xảy ra ở tỉnh Điện Biên. Trận động đất đầu tiên mạnh 6,9 độ richter tại lòng chảo Điện Biên (1935).

Trận thứ hai mạnh 6,7 độ richter tại thị trấn Tuần Giáo, Điện Biên (1983). Trận động đất gần nhất mạnh 5,3 độ richter tại Thành phố Điện Biên Phủ (2001). Những trận động đất này gây thiệt hại về tài sản nhưng chưa có báo cáo mất mát về người.

2. Vì sao vùng Tây Bắc lại có tần suất xảy ra động đất nhiều hơn các địa phương khác?

  • Vì nằm trên miệng núi lửa
    0%
  • Vì nằm trên hệ thống đứt gãy địa chất
    0%
  • Vì nằm trên vành đai động đất
    0%
  • Vì ở đây có nhiều hang động ngầm
    0%
Chính xác

Vùng Tây Bắc Việt Nam nằm trên hệ thống đứt gãy Sơn La – Điện Biên – Lai Châu, vì vậy, thường xuất hiện động đất. Theo nghiên cứu, những trận động đất tại đây có vùng rung động phá hủy hẹp nên không gây thiệt hại đáng kể.

3. Trận động đất lớn nhất trong lịch sử nhân loại xảy ra ở quốc gia nào?

  • Chile
    0%
  • Nhật Bản
    0%
  • Trung Quốc
    0%
  • Nam Phi
    0%
Chính xác

Đại thảm họa Valdivia xuất hiện tại Chile năm 1960 được coi là trận động đất lớn nhất trong lịch sử nhân loại được ghi lại. Nó kéo dài khoảng 10 phút và đạt mức 9,4 - 9,6 độ richter.

Sóng thần do trận động đất này gây ra ảnh hưởng tới cả bờ biển Nhật Bản và Philippines ở châu Á. Ước tính, có khoảng 1.000 – 7.000 người thiệt mạng trong thảm họa Valdivia.

4. Thảm họa nào sau đây không xuất hiện sau các trận động đất?

  • Núi lửa phun trào
    0%
  • Sóng thần
    0%
  • Lở đất
    0%
  • Lũ quét nghẽn dòng
    0%
Chính xác

Núi lửa phun trào, sóng thần và lở đất là những thảm họa thường xuất hiện sau động đất. Chúng là nguyên nhân chính gây thiệt hại về người và của.

Lũ quét nghẽn dòng chỉ xảy ra sau mưa lớn, do hiện tượng vỡ các đập tạm thời tạo nên từ thân cây, rác, bùn cát và các vật thể làm nghẽn dòng sông.

5. Quốc gia nào đã sáng tạo ra thang đo động đất “richter”?

  • Tây Ban Nha
    0%
  • Nga
    0%
  • Mỹ
    0%
  • Anh
    0%
Chính xác

Charles Francis Richter (1900 – 1985) là một nhà nghiên cứu địa chất người Mỹ. Ông nổi tiếng vì sáng tạo ra đơn vị đo động đất “richter” giúp xác định độ lớn của các trận động đất. Lần đầu tiên ông áp dụng hệ thống thang đo này là vào năm 1935.