- Trường Phổ thông quốc tế Việt Nam – Phần Lan trực thuộc Trường ĐH Tôn Đức Thắng sẽ được khởi công xây dựng trong khuôn viên hiện tại của trường.
Bà Trịnh Minh Huyền, Trợ lý hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trưởng ban quản lý dự án trường quốc tế Việt Nam - Phần Lan, cho biết Trường Phổ thông quốc tế Việt Nam – Phần Lan sẽ được xây dựng trong khuôn viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng vào tháng 11 tới.
Theo đó, trường được xây dựng với diện tích 35.000 m2 gồm một tầng hầm, một tầng trệt và hai lầu. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng và mua sắm cơ sở vật chất là 350 tỷ đồng. Trong đó, phần thiết kế tổng thể, thiết kế xây dựng và thiết kế môi trường sư phạm bên trong do kiến trúc sư Phần Lan thực hiện.
Bà Sanni Grahn Laasonen,Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Văn hoá Phần Lan làm việc với Bộ GD-ĐT Việt Nam (Ảnh: Hạ Anh) |
Cũng theo bà Huyền, Trường Phổ thông quốc tế Việt Nam – Phần Lan tuy trực thuộc Trường ĐH Tôn Đức Thắng nhưng có ban giám hiệu riêng. Trường thực hiện tuyển sinh từ lớp 1-12, nhưng năm đầu tiên chỉ tuyển sinh từ lớp 1-9 với quy môn 5-6 lớp/khối, mỗi lớp có sĩ số từ 20-25 học sinh. Trong những năm tiếp theo sẽ mở rộng tuyển sinh từ lớp 1-12.
Trường tổ chức giảng dạy đồng thời chương trình giáo dục Phần Lan và chương trình giáo dục Việt Nam. Chương trình giáo dục Phần Lan được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, do giáo viên Phần Lan phụ trách, và chương trình giáo dục Việt Nam do giáo viên Việt Nam và Phần Lan phụ trách, giảng dạy bằng tiếng Việt.
Trong đó, chương trình giáo dục Phần Lan chủ yếu dành cho con em ngoại giao, người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam và người Việt có định hướng cho con theo học chương trình phổ thông quốc tế để nhận bằng tú tài.
Chương trình giáo dục Việt Nam sẽ được Phần Lan hóa, tức chương trình Việt Nam nhưng được giảng dạy theo phương pháp của Phần Lan kết hợp tăng cường khả năng tiếng Anh.
Dự kiến, trường phổ thông quốc tế Việt Nam - Phần Lan sẽ tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm 2019.
Lê Huyền
Đổi mới giáo dục: "Bắt đầu từ chính chúng ta"
Bà Anneli Rautiaine, Giám đốc Trung tâm đổi mới giáo dục thuộc Cơ quan quốc gia Phần Lan về giáo dục cho biết: “Chúng tôi có kiểm tra, đánh giá nhưng mức độ không giống các bạn; chúng tôi cũng không có hệ thống thi cử quốc gia giống các bạn. Để thực hiện đổi mới giáo dục, chúng ta phải bắt đầu từ chính chúng ta chứ không thể copy từ nơi khác. Điều quan trọng là đổi mới giáo dục phải là sự tham gia cùng nhau của cả cộng đồng, chứ không chỉ riêng ngành giáo dục".
Ký kết 18 biên bản ghi nhớ hợp tác giáo dục Phần Lan và Việt Nam
Ông Nguyễn Xuân Vang,Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ G-ĐT): “Chúng tôi chuẩn bị cho chuyến công tác tới Bắc Âu cách đây hơn 1 năm. Trongnhững biên bản ký kết, trường đại học đề cập trao đổisinh viên, đào tạo bồi dưỡng giáoviên, giảng viên, học hỏi kinh nghiệm hợp tác với doanhnghiệp; kiểm định chất lượngchương trình đại học.
Về giáo dục phổ thông, mong muốn của Bộ GD-ĐT là hỗ trợ, xúc tác cho các trường chuyển nhượng lấy các chương trình củahọ, nhất là với Phần Lan.