Ngày 14/3/1988, trận chiến Gạc Ma đã nổ ra. 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc ở các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Họ là những người con đất Việt anh hùng đã làm nên “vòng tròn bất tử Gạc Ma”.

Trong trận chiến này, tàu HQ-505 - con tàu duy nhất không bị chìm - đã “ủi bãi” thành công lên đảo Cô Lin sau khi bị tàu địch bắn cháy, trở thành cột mốc chủ quyền sống của Việt Nam, đảo Cô Lin được giữ vững đến hôm nay.

Ngày 14/3 cũng là ngày có nhiều sự kiện trong nước và quốc tế. Bạn có biết về những sự kiện này?

1. “Các chú sắp ra mặt trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn, nhưng rất vinh quang. Các chú vừa được chỉnh quân chính trị và chỉnh huấn quân sự và đã thu được nhiều thắng lợi về tư tưởng và chiến thuật, kỹ thuật. Nhiều đơn vị đã đánh thắng trên các mặt trận. Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới”. Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Thư gửi cán bộ và chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ”. Lời kêu gọi được đăng ngày 14/3/1954 trên tờ báo nào?

  • Báo Nhân dân
    0%
  • Báo Quân đội nhân dân
    0%
  • Báo Lao động
    0%
Chính xác

Lời kêu gọi được đăng trên Báo Quân đội nhân dân, xuất bản tại mặt trận, số 131, ngày 14/3/1954, vào thời điểm chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ vừa mở màn (ngày 13/3).

2. Ngày 14/3/1900 là ngày sinh của nhà thơ trào phúng Tú Mỡ. Ông có tên thật là gì?

  • Hồ Trọng Hiếu
    0%
  • Bùi Huy Phồn
    0%
  • Trần Tế Xương
    0%
Chính xác

Tú Mỡ tên thật là Hồ Trọng Hiếu, sinh tại phố Hàng Hòm, Hà Nội. Ông là một nhà thơ trào phúng xuất sắc, một “ngòi bút chiến đấu”, góp thêm tiếng cười lạc quan vào cuộc sống và chiến đấu của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược.

Với gần nửa thế kỷ lao động văn học bền bỉ, nhà thơ Tú Mỡ đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của thơ ca trào phúng dân tộc. Trong đó phải kể đến các tác phẩm: “Dòng nước ngược”, “Nụ cười kháng chiến”, “Địch vận diễn ca”, “Anh hùng vô tận”, “Trung du cười chiến thắng”...

Tú Mỡ mất năm 1976. Năm 2000, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

3. 14/3 cũng là ngày sinh của Albert Einstein - nhà bác học vĩ đại bậc nhất của thế kỷ XIX, nhà vật lý lý thuyết người Đức, một trong người sáng lập vật lý học hiện đại. Năm sinh của ông là...

  • 1878
    0%
  • 1879
    0%
  • 1880
    0%
Chính xác

Albert Einstein sinh ngày 14/3/1879, mất ngày 18/4/1955. Ông là một nhà vật lý lý thuyết người Đức, được công nhận là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột còn lại là cơ học lượng tử).

Mặc dù được biết đến nhiều nhất qua phương trình về sự tương đương khối lượng - năng lượng được xem là "phương trình nổi tiếng nhất thế giới", ông lại được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 "cho những cống hiến của ông đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện". Công trình về hiệu ứng quang điện của ông mang tính bước ngoặt khai sinh ra lý thuyết lượng tử.

4. 14/3/1883 là ngày sinh hay ngày mất của Karl Marx - nhà triết học, nhà kinh tế học, người sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học?

  • Ngày sinh
    0%
  • Ngày mất
    0%
Chính xác

Karl Heinrich Marx FRSA sinh ngày 5/5/1818, là một nhà triết học, kinh tế học, sử học, xã hội học, lý luận chính trị, nhà báo và nhà cách mạng người Đức gốc Do Thái.

Tên tuổi của Marx gắn liền với hai danh tác nổi bật, đó là Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) và bốn tập sách Das Kapital.

Những tư tưởng chính trị và triết học của Marx đã có tầm ảnh hưởng lớn lao đến lịch sử của các lĩnh vực tri thức, kinh tế và chính trị mãi tận về sau.

Ngày 14/3/1883, Karl Marx qua đời tại Luân Đôn trong cảnh nghèo khó.

5. Quả bom Grand Slam nặng 10 tấn được sử dụng lần đầu tiên và phát nổ tại Đức vào ngày 14/3/1945. Đây là quả bom nặng nhất được sử dụng trong thế chiến thứ II. Không quân của quốc gia nào đã thả quả bom này?

  • Hoàng gia Anh
    0%
  • Hoa Kỳ
    0%
  • Liên Xô
    0%
Chính xác

Bom động đất Grand Slam (Earthquake bomb) là loại bom hàng không cỡ rất lớn được thiết kế và chế tạo bởi nhà thiết kế người Anh Barnes Wallis vào cuối năm 1944.

Với khối lượng khoảng 22.000 pound, tương đương với khoảng 10 tấn, bom Grand Slam có khối lượng lớn gấp 2 lần loại bom cỡ lớn 12.000 lb Tallboy cũng của ông chế tạo trước đó. Cả hai loại bom này nhằm mục đích sử dụng để phá hủy những tòa nhà lớn có cấu trúc kiên cố và các công trình các bom loại nhỏ hơn không có hiệu quả.

Bom Grand Slam được sử dụng lần đầu tiên vào ngày 14/3/1945 bởi đội bay 617 của Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh, tấn công vào cầu hầm cho xe lửa Bielefeld làm phá hủy hai nhịp cầu.

Cầu hầm ở Arnsberg cũng bị ném bom vào ngày 15/3/1945 bằng 2 quả bom Grand Slam và 14 quả bom Tallboy nhưng chúng không làm sập được cầu này. Bốn ngày sau đó, vào ngày 19 tháng 3 năm 1945 một cuộc tấn công khác do phi đội bay 617 sử dụng 6 quả Grand Slam đã thành công, làm 12m cầu bị sập xuống.

Grand Slam cũng thành công trong việc phá hủy những bến tàu ngầm như Huuge và Brest.