Ông cũng đã cho biết quãng thời gian làm chủ tịch của Microsoft đã đem lại động lực cho ông để thực hiện sứ mệnh này, theo một cuộc phỏng vấn gần đây với nhà tâm lý học Steven Pink được đăng trên tờ The New York Times.
Thông qua Quỹ Bill và Mellinda Gates, Bill Gates đang tài trợ để cho ra đời một loại phòng vệ sinh kiểu mới, rẻ hơn, không dùng nước, được thiết kế để phục vụ những khu đô thị nghèo ở các nước mà không được tiếp cận với nguồn nước sạch và vệ sinh dịch tễ. Hiện nay, theo một con số ước tính, có hơn 2,4 tỷ người trên thế giới vẫn sống trong điều kiện không vệ sinh, khiến họ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn.
"Chúng tôi muốn sáng chế lại một nhà vệ sinh mà không cần nước, chỉ cần một quy trình hoá học, để mà các thành phố Ấn Độ không phải bỏ ra 1 tỷ USD để có thể có được những nhà vệ sinh tốt như ở các nước phương Tây," Gates chia sẻ trong một bài phỏng vấn. "Đây là một nhiệm vụ dài 10 năm."
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch CDC, đến 88% số tử vong trên toàn thế giới là do bệnh tiêu chảy, với nguyên nhân là do nguồn nước không an toàn, vệ sinh kém và vệ sinh dịch tễ không đầy đủ. CDC cho biết, những bệnh này là nguyên nhân gây tử vong cao thứ hai ở trẻ em dưới 5 tuổi, gây ra nhiều cái chết ở trẻ em nhiều hơn cả AIDs, sốt rét và sởi cộng lại.
Thông qua chương tình "Thử thách sáng chế lại phòng vệ sinh" của quỹ, Bill Gates đã trao hàng triệu USD cho các nhóm nghiên cứu để tìm cách phát triển một nhà vệ sinh công cộng mà không dùng nước trong nhiều năm trở lại đây. Để tham gia vào thử thách này, chi phí hoạt động của các nhà vệ sinh phải ở mức dưới 5 xu cho mỗi ngày, và không cần dùng điện và nước để hoạt động.
Trong năm 2011, năm đầu tiên của thử thách này, Bill Gates đã trao giải nhất cho nguyên mẫu nhà vệ sinh sử dụng năng lượng mặt trời của Viện Công nghệ California. Nhà vệ sinh này sản xuất đủ năng lượng để chạy một lò phản ứng điện, có thể phân giải chất thải của con người và sản sinh ra khí hydro. Các quán quân khác cũng có những sáng chế rất sáng tạo: Một nhà vệ sinh được phát triển bởi Đại học Toronto đã đốt chất thải bằng tia cực tím, và một nhà vệ sinh phát triển bởi một trường đại học tại Anh quốc có thể chuyển hoá chất thải thành "than sinh học," có thể dùng để làm phân bón hoặc làm nguyên liệu đốt.
Những quán quân trong vòng chung kết nhận được một khoản tài trợ trị giá 400.000 USD từ quỹ của Gates để tiếp tục cải thiện các bản mẫu.
Bảy năm sau, Bill Gates đã thử nghiệm thêm nhiều nguyên mẫu khác tại các cộng đồng nghèo ở đô thị ở Ấn Độ và châu Phi. Mới đây, ông cũng đã trao giải 7 triệu USD cho một nhà vệ sinh được phát triển bởi hai giáo sư tại trường đại học Duke, và ông cũng đã trao 3,7 triệu USD cho trường Đại học Duke để thiết lập một cụm công nghệ vệ sinh mới, tâp trung vào nghiên cứu liên quan đến các nhà vệ sinh, theo tờ Philanthropy.
Vào năm 2012, Gates đã bỏ ra 710.000 USD vào một thiết kế nhà vệ sinh được phát triển bởi Đại học Cranfield, được gọi là Nhà vệ sinh màng nano. Sau đó, thiết kế này lại tiếp tục được tài trợ một khoản tiền lớn vào năm 2016, và hiện đang được thử nghiệm tại Ghana.
Theo GenK