Xu hướng giáo dục trải nghiệm
Hiện nay, tại Việt Nam, cụm từ “giáo dục trải nghiệm” đã trở nên quen thuộc. Phương pháp này được áp dụng ở các bậc học từ mầm non đến đại học với các mức độ và hình thức khác nhau.
Học trải nghiệm hay còn được hiểu là “học thông qua thực nghiệm”. Quy trình này bắt đầu với việc thực hành, thực nghiệm và sau đó người học phân tích, suy ngẫm về sự trải nghiệm và kết quả của sự trải nghiệm đó. Quá trình này giúp người học củng cố kiến thức, hình thành và phát triển các năng lực, kỹ năng, cách hành xử, cách tư duy mới.
Ưu thế của giáo dục trải nghiệm trong phát triển tư duy đã được nhiều nhà khoa học chứng minh. Herman Ebbinghaus - nhà vật lý học người Đức, người tiên phong trong nghiên cứu thực nghiệm và trí nhớ đã chỉ ra rằng nếu tỷ lệ tiếp thu của bạn (từ một bài giảng) là 100% vào ngày thứ nhất thì tới ngày thứ hai, con số ấy sẽ giảm đi đáng kể từ 50-80% và cứ thế đến khi chỉ còn 2-3% vào ngày cuối cùng của tháng. Tương tự như vậy, theo William Glasser, chúng ta chỉ học được 10% từ việc đọc, 20% từ việc nghe (từ người khác). Trong khi đó, ông cho rằng 80% kiến thức chúng ta tiếp thu được là thông qua việc trải nghiệm thực tế.
Không chỉ có tầm quan trọng đối với việc phát triển trí nhớ, giáo dục trải nghiệm còn được chứng minh giúp cho con người phát triển toàn diện: phát triển kỹ năng quan sát, kỹ năng nhận thức và tư duy, kỹ năng ứng xử, kỹ năng cảm nhận, biểu đạt tình cảm.
Môn học đặc biệt của sinh viên ngành quản lý
Tại Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), sinh viên (SV) trước hết được làm quen với những bài học đầu tiên - “học để biết” về quốc tế và cộng đồng. Từ nền tảng cơ bản này dần hình thành hệ thống kiến thức toàn diện. Từ việc tiếp nhận kiến thức do các thầy, cô truyền thụ đến việc tự làm giàu vốn kiến thức cho mình, qua đó nắm được những quy luật vận động của tự nhiên, những quy tắc chuẩn mực của xã hội và thời đại, cách sống và hiểu hơn về giá trị cuộc sống. Cùng với việc tiếp thu kiến thức, SV sẽ được tham gia vào các hoạt động mang tính chất cộng đồng xã hội: “học để làm”, “học đi đôi với hành”.
Trường đã đưa các hoạt động này (được gọi là môn học Trải nghiệm) vào chương trình học của ngành đào tạo Cử nhân Quản lý, chương trình liên kết với Trường Đại học Keuka, Hoa Kỳ. Môn học này đem lại cho SV những trải nghiệm học tập thú vị để các em có thể đạt được những thành tích cao hơn mong đợi của bản thân, từ đó hiểu được giá trị của việc “học để chung sống” và tiến tới “học để tự khẳng định mình".
Môn học Trải nghiệm là một nét mới, độc đáo trong chương trình đào tạo của Trường Quốc tế. Trong 9 năm qua, các thế hệ SV chương trình Quản lý đã triển khai nhiều dự án thiện nguyện, vì cộng đồng. SV phải hoàn thành các dự án này mới đủ điều kiện để tốt nghiệp. Thay vì cặm cụi lên thư viện đọc sách để viết luận văn thì SV chương trình Quản lý đi rửa xe, bán đồ ăn, xin tài trợ để có tiền làm... từ thiện. Sản phẩm cuối cùng SV có được không phải là cuốn luận văn dài gần 100 trang, mà là 5 dự án với những món quà được trao cho người nghèo, cùng các hoạt động cộng đồng ý nghĩa.
Trong môn học Trải nghiệm, SV chương trình Quản lý sẽ làm việc với giảng viên của Trường Đại học Keuka, cái nôi của phương pháp học tập qua trải nghiệm, về những dự án các em sẽ thực hiện. Sau khi giảng viên đồng ý với kế hoạch đưa ra, SV sẽ bắt tay gây quỹ cho dự án. Giảng viên sẽ theo sát từng khâu, từng bước của dự án và cho điểm từng thành viên.
Gần 40 dự án được thực hiện trong 9 năm, hầu hết các SV sau khi hoàn thành môn học chia sẻ mình “như thành một người khác”, SV hiểu hơn về năng lực bản thân và thế giới xung quanh.
Đỗ Thị Thanh Hoan, SV ngành Quản lý, chia sẻ: “Môn học Giáo dục Trải nghiệm rất hữu ích. Môn học giúp chúng em có những kinh nghiệm thực tế quý báu, những trải nghiệm chưa có trong sách vở hay những bài học trên lớp, giúp chúng em gần gũi với cuộc sống hơn. Cùng nhau tổ chức các hoạt động, các thành viên trong lớp gắn kết nhau hơn, hiểu nhau hơn bởi tất cả mọi người đã cùng nhau đối mặt và giải quyết những khó khăn trong công việc”.
“Môn học Trải nghiệm đúng là môn học đặc biệt. Em đã học được cách chia sẻ với người khác, học được cách làm việc nhóm, rèn cho mình những kỹ năng quan trọng, cần thiết cho công việc sau này. Em đã trưởng thành hơn nhiều chỉ sau một tháng làm dự án”, Thanh Hiền, SV ngành Quản lý, chia sẻ.
Trường Quốc tế, ĐHQGHN hiện đang xét tuyển chương trình cử nhân Quản lý do Đại học Keuka (Hoa Kỳ) cấp bằng và đồng cấp bằng. Trường ĐH Keuka nằm trong Top 120 trường đại học tốt nhất miền Bắc Hoa Kỳ do US News & World Report công bố năm 2022. ĐH Keuka cũng luôn được đánh giá là một trong những trường đại học tốt nhất bởi Ủy ban Trung ương về Giáo dục Đại học (MSCHE) trong kỳ kiểm định từ tháng 7/2017. Phụ huynh, học sinh tìm hiểu thêm thông tin về các ngành học liên kết của Trường Quốc tế tại: https://bit.ly/3N9OvUn Văn phòng tuyển sinh Trường Quốc tế, ĐHQGHN: Cơ sở 1: Tầng 1, Nhà E5, ĐHQGHN, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội Cơ sở 2: Phòng 302, Nhà C, Làng SV HACINCO, 79 Ngụy Như Kon Tum, Hà Nội Website: https://www.is.vnu.edu.vn/ Hotline: 024. 3555 3555/0983 372 988/ 0989 106 633/ 0379 88 44 88 Fanpage: https://www.facebook.com/truongquocte.vnuis |
Thuỳ Diễm