Một số nghề và làng nghề truyền thống cho đến ngày nay vẫn phát triển mạnh, vừa cung cấp sản phẩm cho xã hội, vừa tạo ra các tour du lịch đặc sắc, riêng có cho Huế.

TIN BÀI KHÁC

Nhắc đến Thừa Thiên Huế, nhiều người thường nghĩ ngay đến lăng tẩm, đại nội hay vẻ đẹp cổ kính của phố cổ Hội An. Thế nhưng, ít ai biết rằng ở miền đất yên bình này lại có tới 88 làng nghề truyền thống, trong đó có 69 làng nghề thủ công với đông đảo đội ngũ thợ thủ công lành nghề, tài hoa.

Một số nghề và làng nghề truyền thống cho đến ngày nay vẫn phát triển mạnh, vừa cung cấp sản phẩm cho xã hội, vừa tạo ra các tour du lịch đặc sắc, riêng có cho Huế.

{keywords}

Bộ mộc bản 12 con giáp trong nghệ thuật tranh làng Sình

Một trong những địa điểm thu hút khách du lịch ở Huế là tranh giấy Làng Sình, thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang. Nghề làm tranh của làng xuất hiện cách đây khoảng 400 năm về trước, nổi tiếng khắp xứ Huế và các vùng lân cận.

Điểm đặc biệt trong nghệ thuật làm tranh ở đây chính là sự pha chế màu sắc từ các nguyên liệu tự nhiên. Để kiếm các loại cây cỏ pha chế màu, người nghệ nhân phải lên tận rừng già phía tây Thừa Thiên - Huế. Hai thứ cây chỉ có ở đây là cây trâm, phải chặt từng đoạn rồi chẻ nhỏ nấu màu; còn cây đung thì hái lá và bẻ cành. Lá đung giã với búp hòe non sẽ cho màu vàng nhẹ. Các màu khác cũng được làm từ cây cỏ như hạt mồng tơi cho màu xanh dương, hạt hòe cho màu vàng đỏ, màu đỏ sẫm thì lấy nước lá bàng. Màu đen dễ làm nhất, được chế biến từ rơm gạo nếp đốt cháy thành tro, sau đó hòa tan trong nước rồi lọc sạch. Mỗi màu này có thể trộn với hồ điệp hoặc tô riêng, khi tô riêng phải trộn thêm keo nấu bằng da trâu tươi.

{keywords}

Những bức tranh tiêu biểu của nghệ thuật trang làng Sình

Nhiều họa sĩ tài hoa đã tìm thấy bảng màu “ngũ sắc Huế” độc đáo trong tranh làng Sình. Có lẽ cũng bởi tranh làng Sình thường được sử dụng làm tranh thờ nên nó rất gần gũi với các họa tiết trang trí trên các kiến trúc của kinh thành xưa, tạo nên sự cổ kính và thẩm mỹ riêng cho dòng tranh dân gian này.

Cùng với tranh Làng Sình, từ bao đời nay, làng nghề làm hoa giấy Thanh Tiên đã góp phần lớn vào việc giữ gìn nét văn hoá tâm linh của người dân xứ Huế. Mẫu hoa được làm nhiều nhất và giống y như thật là hoa sen, từ lâu đã nức tiếng xa gần.

{keywords}

Nghệ nhân làng nghề hoa giấy Thanh Tiên

Nghệ nhân Thân Văn Huy cho biết: Cả làng có 17 hộ chuyên làm hoa giấy, trong đó có 4 hộ chuyên làm hoa sen giấy. Khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài rất thích hoa sen, vào mùa du lịch có khi làm ra không đủ hàng để bán.

Cách đây 50 năm, khi hoa sen giấy mới ra đời, kỹ thuật nghề còn thô sơ, nhuộm màu thủ công, chất liệu giấy pơ-luya mỏng dễ hút ẩm, không thích hợp thời tiết ẩm ướt ở Huế. Sản phẩm làm ra nhanh cũ, không bán được nên người ta không làm nữa. Sau đó, nghệ nhân Huy thay đổi toàn bộ chất liệu và kỹ thuật làm hoa sen giấy cũ bằng cách sử dụng loại giấy trắng A4, đưa kỹ thuật pha màu của hội họa nhuộm màu cho giấy, dùng keo dán thay cho hồ, cành hoa làm bằng sợi mây thay cho cành tre cũ... Dần dần, hoa sen giấy Thanh Tiên đã trở thành một sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo thuyết phục được cả du khách trong và ngoài nước.

{keywords}

Họa sỹ - Nghệ nhân Kì Hữu Phước bên sản phẩm hoa sen giấy nổi tiếng của mình

Chị Thu Duyên – một du khách đến từ Hải Phòng sau khi thăm quan làng nghề đã nhận định: Khách du lịch như chúng tôi đến làng nghề không chỉ mua sắm, xem các nghệ nhân làm ra sản phẩm mà còn mong muốn tìm hiểu những giá trị phi vật thể tồn tại hàng ngàn năm.

Theo các nhà quản lý chuyên ngành du lịch, tuyến du lịch làng nghề là xu hướng thu hút du khách, tạo sự hấp dẫn, mới lạ. Mà đặc biệt và hấp dẫn nhất là tour du lịch để du lịch có cơ hội khám phá và trải nghiệm như những nghệ nhân thực thụ, được làm tranh làng Sình, làm hoa giấy Thanh Tiên.

Đây cũng là hướng đi mới để triển khai lồng ghép các tour, tuyến du lịch gắn với các làng nghề để tạo ra dòng sản phẩm gắn với cộng đồng, hướng đến mục tiêu đón 3 triệu khách du lịch vào năm 2015 của Thừa Thiên Huế, trong đó có gần 50% khách quốc tế.

Anh Ngọc

Những địa danh du lịch nổi tiếng của Huế:

Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã (trong quần thể khu du lịch Bạch Mã, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc)

Trung tâm văn hóa Huyền Trân thuộc vùng núi Ngũ Phong (Thuận Hóa, Phú Xuân)

Tượng đài Quang Trung ở núi Bân.

Trung tâm du lịch trải nghiệm “Huế Xưa – Huế Nay”, một chiếc nón bài thơ khổng lồ tọa lạc trên cồn đất bồi tự nhiên bởi dòng chảy từ thượng nguồn sông Hương đổ ra biển, bên cạnh Đập Đá, Cồn Hến cũng đã được khánh thành.

Hoàng thành và Đại nội

Các lăng tẩm: Lăng Tự Đức, Lăng Minh Mạng, Lăng Khải Định...

Một số làng nghề: đúc đồng Phường Đúc, nón lá Phủ Cam, mây tre đan Bao La, cẩn khảm xà cừ Địa Linh, điêu khắc Mỹ Xuyên, kim hoàng Kế Môn, gốm Phước Tích, tranh giấy Làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên, dệt zèng (thổ cẩm) A Lưới..

Điện Hòn Chén

Chùa Thiên Mụ

Đồi Vọng Cảnh

Núi Ngự Bình

Suối nước nóng khoáng Thanh Tân