Luật sư tư vấn:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ nuôi chó để xảy ra sự việc cắn người tuỳ từng trường hợp có thể bị xử phạt hành chính, bồi thường dân sự, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:

1. Xử phạt hành chính

Theo quy định tại khoản 2 điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP thì chủ nuôi chó có thể bị xử phạt từ 600.000 đến 800.000 đồng nếu không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

{keywords}
Ảnh minh họa

2. Bồi thường dân sự:

Theo quy định tại Điều 603 Bộ Luật Dân Sự thì: "Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".

Mức bồi thường phụ thuộc vào thiệt hại do súc vật gây ra và trên cơ sở thoả thuận của các bên. Trong trường hợp không thoả thuận được thì các bên có quyền yêu cầu toà án giải quyết.

3. Trách nhiệm hình sự:

Việc để vật nuôi gây thương tích cho người khác mặc dù nằm ngoài mong muốn tuy nhiên, chủ nuôi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự do lỗi vô ý của mình gây ra. Cụ thể, tuỳ từng trường hợp mà chủ nuôi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác" theo quy định tại Điều 138 Bộ Luật Hình Sự hoặc tội "Vô ý làm chết người" theo quy định tại Điều 128 Bộ Luật Hình Sự.

Tư vẫn bởi Luật sư Hoàng Tuấn Anh, Công ty Luật TNHH Themis, SĐT: 0986663459.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Con gây thiệt hại, cha mẹ có trách nhiệm bồi thường

Con gây thiệt hại, cha mẹ có trách nhiệm bồi thường

Cạnh nhà tôi có một bãi đất trống chưa xây dựng. Bọn trẻ thường xuyên đến đấy đá bóng, chơi đùa.