Luật sư tư vấn:
Tại Điều 143 Bộ luật lao động 2019 có quy định về lao động chưa thành niên: “Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi".
Tại Điều 144 Bộ luật lao động 2019 có quy định về nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên:
“Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu”.
Ảnh minh hoạ |
Tại Điều 18 Bộ luật lao động 2019 có quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng:
“Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;”
Hiện tại bạn đang 17 tuổi tức là nằm trong nhóm lao động chưa thành niên, theo quy định của Bộ luật lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động. Nếu muốn thuê bạn làm việc, chủ cửa hàng nhôm kính cần phải có hợp đồng lao động và phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của bạn về việc giao kết hợp đồng.
Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau: Công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội với người lao động. Trường hợp giao kết hợp đồng bằng lời nói chỉ áp dụng đối với hợp đồng có thời hạn dưới 1 tháng.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã làm việc 38 ngày tuy nhiên với công việc làm nhôm kính thì bạn cùng cần có thời gian tập nghề để làm việc cho người lao động. Ở đây, nếu trường hợp bạn học nghề tập nghề, theo khoản 5 điều 61 Bộ luật Lao động 2019 thì trong trường hợp người học nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Đòi lại đất bị người khác chiếm hữu trên 30 năm
Cha mẹ để lại cho tôi một mảnh đất, đã chuyển quyền sử dụng đất cho tôi. Tuy nhiên 1 người họ hàng đã xây nhà ở trên 1 phần của mảnh đất đó 30 năm nay, không có giấy tờ chứng minh đất thuộc sở hữu của họ.