- Em tôi cùng hai người khác tham gia vào vụ cướp giật tài sản, nhưng 2 người kia bị bắt còn em tôi đã trốn thoát. Tài sản cướp được bao gồm 1 túi xách đựng laptop trị giá 10 triệu đồng và 1 túi xách đựng giấy tờ, điện thoại trị giá 5 triệu đồng cùng 2 triệu đồng tiền mặt.
Xin hỏi luật sư, nếu giờ em tôi đi trả lại đồ đã cướp nguyên vẹn và ra đầu thú thì mức phạt nhẹ nhất là bao nhiêu? Liệu có được khoan hồng không?
Nếu trả lại tài sản và ra đầu thú thì em tôi liệu có được hưởng khoan hồng không? (Ảnh minh họa) |
Cướp giật tài sản là nhanh chóng giật lấy tài sản của người khác một cách công khai rồi tìm cách tẩu thoát.
Theo thông tin bạn cung cấp thì em bạn cùng hai người khác tham gia vào vụ cướp giật tài sản với tổng giá trị tài sản khoảng 17 triệu đồng thì có thể áp dụng hình phạt theo khoản 2 Điều 136 BLHS phạt tù từ 03 năm đến 10 năm với trường hợp phạm tội có tổ chức.
Phạm tội cướp tài sản có tổ chức, là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện việc cướp tài sản, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự )
Theo quy định tại Điều 136 Bộ Luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 về tội cướp giật tài sản thì:
“1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.”
Tội cướp giật tài sản được thể hiện bởi hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang do người khác quản lí rồi nhanh chóng tẩu thoát.
Em bạn ra đầu thú và giao nộp tài sản đã cướp thì Tòa án sẽ xem xét để có thể áp dụng các tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm p,b khoản 1 Điều 46 của Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009. Trong trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ thì khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng
Tư vấn bởi Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc