Nhưng một cô gái trẻ đã trả hết toàn bộ số tiền nợ 20.000 USD (gần 470 triệu đồng) chỉ trong một năm nhờ phương pháp “cổ hủ” này.

Sau khi nhân được tấm bằng cử nhân Điều dưỡng tại Đại học Wright State năm 2017, Epperson đã nợ khoảng 16.000 USD (hơn 370 triệu đồng) do khoản tiền vay sinh viên với lãi suất từ 3,6% đến 6,8%. Cô cũng nợ khoảng 4.000 USD (hơn 90 triệu đồng) do khoản vay mua ô tô của mình với lãi suất là 4,2%

{keywords}
Cô gái trẻ quyết tâm trả hết số nợ chỉ trong một năm nhờ phương pháp “cổ hủ”. Nguồn: CNBC.

Ngay cả khi Epperson vẫn đang phải làm việc để kiếm tiền trả nợ, cô vẫn xoay sở để đạt được một mục tiêu tài chính khác là sở hữu nhà. Cô đã có thể mua được một căn nhà ở Dayton (Ohio) mà chỉ phải trả trước 5% giá trị. Dù vậy, việc trở thành chủ nhà buộc cô phải xem xét kỹ các khoản chi tiêu và đánh giá lại thói quen chi tiêu của mình - điều này khiến cô quyết tâm hơn trong việc xóa sạch khoản vay sinh viên và các khoản nợ khác.

Ngoài việc làm thêm giúp cô kiếm được 100 - 300 USD mỗi tháng (2 – 7 triệu đồng), Epperson còn lập một bảng theo dõi chi tiêu để tăng tốc trả nợ. Cô cũng lập một tài khoản mạng xã hội để chia sẻ các hành động, chiến lược và mục tiêu của mình. “Tôi nhận ra có rất nhiều người cùng cảnh ngộ với mình, và họ cảm thấy được truyền cảm hứng. Họ không biết rằng thoát nợ là một sự lựa chọn”, Epperson nói.

Việc theo dõi chi tiêu giúp Epperson nhận ra vấn đề chính của cô nằm ở việc dùng thẻ tín dụng và các dịch vụ thanh toán điện tử. “Tôi nhìn sao kê và thậm chí chẳng nhớ một số khoản là gì nữa. Tôi ăn hàng quá nhiều, mua quần áo mới ở siêu thị, rồi mua hàng online nữa”, cô nói.

{keywords}
Phân bổ tiền tệ cho các khoản chi khác nhau. Nguồn: CNBC.

Vì thế, cô đã quyết định bỏ thẻ tín dụng và những dịch vụ tiện ích hiện đại để quay lại thói quen dùng tiền mặt “lỗi mốt”. “Tôi cảm thấy dùng tiền mặt sẽ giúp mình chi tiêu có trách nhiệm hơn”, cô giải thích. Cô cho rằng sử dụng tiền mặt sẽ dễ dàng theo dõi chi tiêu hơn.

Hàng tháng, Epperson bắt đầu rút tiền từ tài khoản của mình để chi trả cho các hạng mục chi tiêu như ăn uống, mua sắm tạp hóa và gas. Khi hết tiền chia cho một mục, cô sẽ ngừng tiêu hoạt động đó.

Nếu Epperson bội chi trong một danh mục, cô sẽ mượn từ một danh mục khác. Điều đó có nghĩa là cô phải hy sinh chi tiêu: “Có tháng, tất cả bạn bè của tôi đi xem ca nhạc. Tôi thì hết tiền tháng đó rồi, nên thôi”, cô nhớ lại.

Khi không thể trả tiền mặt, như mua sắm online, Epperson phải dùng thẻ tín dụng. Nhưng sau đó, cô chuyển tiền từ tài khoản để trả nợ thẻ ngay lập tức, tránh phát sinh thêm nợ. Khi bạn bè của Epperson nhận ra cô đang tiết kiệm, họ cũng cố gắng thích nghi. Họ tổ chức các bữa tiệc ở nhà thay vì ăn ngoài. Tất cả góp tiền mua đồ và cùng nấu nướng.

Sau một năm, nỗ lực của cô đã thành công. Tháng 9 năm ngoái, Epperson trả xong nợ vay mua ôtô. Tháng 5 năm nay, cô hết nợ học phí. Khi đã trả hết toàn bộ số nợ sinh viên và nợ vay tự động, mục tiêu giữa kỳ của cô là tiết kiệm đủ để mua một chiếc xe mới bằng tiền mặt và thay thế chiếc TV của mình. Nhưng trước tiên, cô nói, ưu tiên của cô là xây dựng quỹ khẩn cấp sáu tháng. Cho đến nay, cô đã có gần một phần ba số tiền này.

Epperson cho biết chiến lược chỉ tiêu tiền mặt sẽ tiếp tục được sử dụng. Đã nhiều tháng qua, cô không cần đến thẻ tín dụng nữa.

(Theo CNBC/ Dân Việt)