Trung Quốc cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu và mở cửa nền kinh tế trong bối cảnh nước này đang đối mặt với chỉ trích về thương mại “không công bằng”.

Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Đảng Dân chủ lên ngôi, ông Trump gặp khó?

Máy bay do thám Mỹ chao đảo chạm mặt tiêm kích Nga

Đồng minh, địch thủ của Mỹ mong gì ở bầu cử giữa kỳ?

Phát biểu khai mạc Triển lãm nhập khẩu quốc tế Trung Quốc tại Thượng Hải ngày 5/11, Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết Trung Quốc sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu và mở cửa hơn nữa nền kinh tế của nước này. Tuyên bố được cho là nhằm tới Mỹ, đối thủ của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại hiện nay. 

{keywords}
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: CNN

Từ đầu năm tới nay, Mỹ và Trung Quốc liên tục “ăn miếng trả miếng” nhau về các biện pháp thuế quan. Không nước nào tỏ ra muốn “xuống thang” và Mỹ thậm chí còn dọa sẽ tiếp tục áp thuế bổ sung với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tại sự kiện ngày 5/11, ông Tập Cận Bình nói rằng: “Trong một thế giới đang toàn cầu hóa kinh tế một cách sâu sắc, việc áp dụng ‘luật rừng’ và ‘người thắng có tất cả’ sẽ chỉ mang lại một kết cục chết chóc”. “Một sự tăng trưởng bao trùm cho tất cả chắc chắn là con đường đúng”.

Triển lãm nhập khẩu quốc tế Thượng Hải là nỗ lực lớn nhất của Trung Quốc nhằm thể hiện với thế giới, và đặc biệt là Mỹ, rằng nền kinh tế này đang mở cửa nhiều hơn. Sự kiện kéo dài 1 tuần này nhằm thúc đẩy nhập khẩu vào Trung Quốc. Hàng nghìn công ty nước ngoài tham dự sự kiện này.

Trong bài phát biểu khai mạc, Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết sẽ hạ thấp thuế nhập khẩu cùng các động thái nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty nước ngoài tiếp cận nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, tuyên bố của ông không nêu thời điểm cụ thể.

Ông cũng không nói đến những phàn nàn cốt lõi của phía Mỹ về thương mại Trung Quốc, trong đó có cả cáo buộc ăn cắp sở hữu trí tuệ từ các công ty Mỹ và những điều khoản đặc biệt mà của Trung Quốc dành cho công ty do nhà nước điều hành.

Trung Quốc đang nhượng bộ?

Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, chắc chắn là không có dấu hiệu Trung Quốc sẽ nhượng bộ trong cuộc chiến thương mại đang leo thang. Ông Tập Cận Bình ví nền kinh tế Trung Quốc là như “biển cả”. “Bão tố có thể làm đảo lộn một hồ nước chứ không bao giờ có thể làm vậy với biển cả”.

Mỹ đã áp thuế bổ sung đối với khoảng một nửa hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ từ đầu năm tới nay, khiến người tiêu dùng Mỹ phải mua hàng hóa đắt đỏ hơn. Nhà Trắng nói rằng, những biện pháp thuế quan là nhằm đáp trả chính sách thương mại “không công bằng”, điều mà Tổng thống Trump cho là một phần nguyên nhân dẫn đến thâm hụt thương mại khổng lồ giữa 2 nước.

Mỹ cũng muốn Trung Quốc cho các công ty Mỹ tiếp cận tốt hơn với thị trường châu Á này.

Ông Tập cam kết sẽ có các bước thúc đẩy nhập khẩu, bằng cách giảm thuế, tạo điều kiện về hải quan và giảm các “chi phí hành chính”. Tuy nhiên, ông không nói rõ hàng nhập khẩu từ nước nào sẽ được hưởng lợi từ việc giảm thuế, và Mỹ có nằm trong danh sách này hay không.

Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục mở rộng việc tiếp cận thị trường. “Cánh cửa của Trung Quốc sẽ không bao giờ đóng, nó sẽ chỉ ngày càng mở rộng hơn”, ông nói.

Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh đàm phán các thỏa thuận đầu tư Trung Quốc-EU và thỏa thuận tự do thương mại khu vực Trung-Nhật-Hàn.

Cũng trong ngày 5/11, Mỹ tuyên bố miễn trừ Trung Quốc trong các lệnh trừng phạt đối với Iran. Theo đó, khi tái áp đặt tất cả các lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ của Iran, Mỹ tạm thời miễn trừ một số đối tác hàng đầu của Tehran, trong đó có Trung Quốc.

Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể tiếp tục nhập khẩu dầu của Iran mà không bị trừng phạt.

Theo Ngoại trưởng Mỹ Pompeo, quy định miễn trừ được ban hành cho những nước đã cắt giảm mua dầu thô Iran trong vòng 6 tháng qua. Tuy nhiên lệnh miễn trừ chỉ có hiệu lực 180 ngày.

Theo VOV

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sắp kết thúc?

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sắp kết thúc?

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump được tin đang có động thái nhằm sớm chấm dứt cuộc chiến thương mại đang leo thang với Trung Quốc.

Hé lộ tác động cực mạnh từ cuộc chiến thương mại Mỹ-TQ

Hé lộ tác động cực mạnh từ cuộc chiến thương mại Mỹ-TQ

Nhiều công ty Mỹ cân nhắc chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc, theo kết quả một cuộc khảo sát mới đây.

Mỹ-Trung đấu thương mại, ai 'đứng giữa hai làn đạn'?

Mỹ-Trung đấu thương mại, ai 'đứng giữa hai làn đạn'?

Panama là một trong những quốc gia hiện bị mắc kẹt giữa cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc-Mỹ và buộc phải tìm cách hài hòa giữa hai quốc gia này.

Kazakhstan muốn đẩy mạnh hợp tác thương mại với VN

Kazakhstan muốn đẩy mạnh hợp tác thương mại với VN

Đại sứ Kazakhstan khẳng định, nước này luôn coi Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng tại Đông Nam Á và muốn đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác song phương.

Chiến tranh thương mại bùng nổ, ai là nạn nhân đầu tiên?

Chiến tranh thương mại bùng nổ, ai là nạn nhân đầu tiên?

Chính sách thuế từ Mỹ, Canada, Mexico và EU có thể sẽ gây tổn hại nặng nề quá mức cho WTO.

Rủi ro toàn cầu từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Rủi ro toàn cầu từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã lần đầu tiên hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sau hơn 2 năm.