- Tờ Nhân dân Nhật báo điện tử Trung Quốc hôm 26/4 trích nguồn trang web chính thức của Cục Quản lý Đại dương quốc gia Trung Quốc cho hay, Cục đã phê chuẩn một dự án xây dựng bến tàu ở Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo Nhân dân Nhật báo Trung Quốc, dự án xây dựng bến tàu - dự kiến trên diện tích hơn 3,3km vuông, sẽ được một hãng tư nhân Trung Quốc đầu tư. Bến tàu này sẽ đảm bảo hỗ trợ toàn diện cho du lịch cũng như nghề cá ở Biển Đông khi được đưa vào sử dụng.
Nhân dân Nhật báo Trung Quốc nhấn mạnh, dự án bến tàu vẫn đang trong quá trình nghiên cứu.
Trước đó, ngày 19/4, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc đã công bố “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030, trong đó phân chia Biển Đông thành 7 khu vực biển, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Nhân dân Nhật báo Trung Quốc nhấn mạnh, dự án bến tàu vẫn đang trong quá trình nghiên cứu.
Trước đó, ngày 19/4, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc đã công bố “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030, trong đó phân chia Biển Đông thành 7 khu vực biển, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ảnh: Wordpress |
Ngày 24/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định, việc Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc công bố thực thi bản quy hoạch này là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Người phát ngôn nhấn mạnh, Trung Quốc phải hủy bỏ ngay bản quy hoạch nêu trên, nghiêm túc tuân thủ DOC, không có thêm hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.
Biển Đông là vùng biển được tin là giàu trữ lượng dầu và khí, nguồn cá và có những tuyến vận chuyển quan trọng nhất thế giới. Trung Quốc, Philippines và một số nước Đông Nam Á khác đều đưa ra tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Trong đó Trung Quốc khẳng định chủ quyền lớn nhất, bao trùm hầu hết vùng biển kể cả những khu vực sát bờ biển nước khác.
Gần đây nhất, ngày 10/4 đã xảy ra vụ đụng độ giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi đá ngầm Scarborough thuộc Biển Đông. Hai tàu hải giám Trung Quốc ngăn chặn một tàu chiến Philippines khỏi việc bắt giữ những ngư dân Trung Quốc. Philippines cáo buộc các ngư dân Trung Quốc đã xâm nhập và đánh bắt trái phép ở vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền.
Bãi đá ngầm Scarborough chỉ cách đảo Luzon của Philippines khoảng 230km. Theo bản đồ mà hải quân Philippines cung cấp cho báo chí, điểm đất liền gần nhất của Trung Quốc với bãi Scarborough là tỉnh Hải Nam cách phía tây bắc bãi đá ngầm đến 1.200km.
Người phát ngôn nhấn mạnh, Trung Quốc phải hủy bỏ ngay bản quy hoạch nêu trên, nghiêm túc tuân thủ DOC, không có thêm hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.
Biển Đông là vùng biển được tin là giàu trữ lượng dầu và khí, nguồn cá và có những tuyến vận chuyển quan trọng nhất thế giới. Trung Quốc, Philippines và một số nước Đông Nam Á khác đều đưa ra tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Trong đó Trung Quốc khẳng định chủ quyền lớn nhất, bao trùm hầu hết vùng biển kể cả những khu vực sát bờ biển nước khác.
Gần đây nhất, ngày 10/4 đã xảy ra vụ đụng độ giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi đá ngầm Scarborough thuộc Biển Đông. Hai tàu hải giám Trung Quốc ngăn chặn một tàu chiến Philippines khỏi việc bắt giữ những ngư dân Trung Quốc. Philippines cáo buộc các ngư dân Trung Quốc đã xâm nhập và đánh bắt trái phép ở vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền.
Bãi đá ngầm Scarborough chỉ cách đảo Luzon của Philippines khoảng 230km. Theo bản đồ mà hải quân Philippines cung cấp cho báo chí, điểm đất liền gần nhất của Trung Quốc với bãi Scarborough là tỉnh Hải Nam cách phía tây bắc bãi đá ngầm đến 1.200km.
Thái An (tổng hợp)