Theo đó, chương trình dạy học trên truyền hình dành cho học sinh lớp 6 sẽ phát sóng từ thứ Hai đến thứ Sáu vào các khung giờ 7 giờ 30, 8 giờ 15 và 10 giờ 15.
Còn chương trình học trên truyền hình dành cho học sinh lớp 9 phát sóng vào khung giờ 13 giờ 30 và 14 giờ 15 thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu.
Học sinh sẽ học các môn: Văn, Toán, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý, Khoa học tự nhiên, Giáo dục công dân.
Từ ngày mai, 11/10, thêm học sinh lớp 6 và 9 ở TP.HCM học trên truyền hình |
Trước đó TP.HCM cũng đã tổ chức dạy học trên truyền hình cho học sinh lớp 1 và 2. Ngoài ra học sinh có thể học thêm Tiếng Việt, Toán và Tiếng Anh trên các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay hiện ngành giáo dục thành phố đang triển khai dạy học trên internet và qua truyền hình.
Theo đó, khối THPT có 225.855 học sinh tham gia đạt tỷ lệ 99,8%; Khối THCS có 438.299 học sinh tham gia đạt tỷ lệ 97,9%; Riêng khối Tiểu học có 97,73% học sinh tham gia học qua internet và truyền hình.
Hiện có hơn 26.507 học sinh tiểu học đang kẹt tại các tỉnh chưa thể về thành phố, những học sinh này vẫn theo học trực tuyến. Hơn 5.000 học sinh đăng chưa có thiết bị học đang học tạm trên địa bàn khác. Bên cạnh đó, vẫn còn hơn 1.800 học sinh chưa thể liên lạc được.
Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, việc triển khai và thực hiện dạy - học trực tuyến trong quá trình áp dụng vào thực tiễn dạy học đã xuất hiện một số khó khăn nhất định. Cụ thể, do giãn cách xã hội nên việc giao sách giáo khoa đến cho học sinh còn gặp đôi chút khó khăn. Vẫn học sinh do hoàn cảnh khó khăn, thiếu thiết bị, đường truyền nên việc học trực tuyến còn chưa đồng bộ, nhất là tiểu học khi học sinh sử dụng thiết bị của bố mẹ. Hiện vẫn còn một số học sinh chưa liên hệ được, nhà trường tiếp tục liên hệ để kết nối để tìm hiểu nguyên nhân, hỗ trợ kịp thời.
Minh Anh
GS Huỳnh Văn Sơn: Học online, phụ huynh nên giảm kỳ vọng
GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng: Hãy hình dung liên tiếp vài tháng hay nửa năm con trẻ không được thụ hưởng các tác động giáo dục hệ thống, có đáng lo và đáng trăn trở?