Diễn biến này cho thấy, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) đang điều tra, xác minh việc chi tiền hỗ trợ phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố.

Theo đó, để phục vụ công tác điều tra, C03 yêu cầu cung cấp các nội dung, kết quả thực hiện đến nay về chế độ, chính sách đặc thù công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn; kết quả thanh tra đối với việc thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; các sai phạm đã phát hiện, kết quả xử lý…

3 gói hỗ trợ lớn chưa từng có

Trong đợt bùng phát dịch vừa qua, UBND TP đã chi 3 gói hỗ trợ người nghèo, người gặp khó khăn để vượt qua 'cơn bão' đại dịch Covid-19.

{keywords}
TP.HCM chi tiền hỗ trợ cho người khó khăn vì Covid-19

Cụ thể, gói hỗ trợ thứ nhất trị giá 886 tỷ đồng được Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP.HCM kiến nghị lên UBND TP đầu tháng 6, khi TP thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15.

Đến ngày 25/6/2021, đề xuất nói trên được HĐND TP thông qua và thành phố triển khai chi trả hỗ trợ cho 6 nhóm đối tượng, gồm:

Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; bán vé số dạo; đối tượng làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả bảo vệ); làm việc thuộc ngành nghề phải tạm ngừng hoạt động theo chỉ đạo của chính quyền thành phố ngày 30/5/2021. Mỗi người nhận 1,5 triệu đồng.

Ngoài ra, gói hỗ trợ đợt này cũng chi hơn 115 tỷ đồng cho 56.000 người trong tổng số 59.100 lao động ở doanh nghiệp tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương. Mỗi người nhận 1,8 triệu đồng, trường hợp nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi, mang thai được thêm 1 triệu đồng.

Chưa dừng lại ở đó, đầu tháng 8/2021, UBND TP đã đồng ý chi hỗ trợ đợt 2, với tổng kinh phí hơn 900 tỷ đồng.

Gói hỗ trợ đợt 2 chi cho 3 nhóm đối tượng, gồm: người lao động không ký hợp đồng lao động (lao động tự do) được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người, tổng số là 344 ngàn người, kinh phí hỗ trợ là 501 tỷ đồng.

Đối tượng thứ hai là hộ cận nghèo, hỗ trợ 1,5 triệu đồng/hộ, số lượng hộ cần hỗ trợ là 90.500 hộ, với tổng kinh phí 150 tỷ đồng.

Nhóm thứ ba là lao động nghèo khó khăn ở nhà trọ, trong khu bị cách ly được hỗ trợ 1,5 triệu/hộ, số lượng cần hỗ trợ là 170.000 hộ, kinh phí hỗ trợ là 254 tỷ đồng.

Đến ngày 13/9, TP quyết định kéo dài giãn cách xã hội thêm 2 tuần và TP tiến hành triển khai thực hiện gói hỗ trợ bằng tiền thứ 3, để người dân an tâm thực hiện chính sách giãn cách mà TP đưa ra. 

{keywords}
Người dân TP.HCM nhận tiền hỗ trợ đợt 3

Trên cơ sở thống kê, dự kiến số lượng người hỗ trợ trong đợt này là hơn 7,3 triệu người, với 5 nhóm đối tượng, nhận mỗi người 1 triệu đồng gồm: thành viên trong hộ nghèo, hộ cận nghèo; người thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng đang gặp khó khăn.

Người lao động có hoàn cảnh thật sự khó khăn do bị mất việc làm, không có thu nhập trong thời gian thành phố thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, đang thực tế có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

Người phụ thuộc của đối tượng 2, gồm cha, mẹ, vợ/chồng và các con ở nhà nội trợ hoặc không có khả năng làm việc, sống phụ thuộc, sống chung trong một hộ đang có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

Cha, mẹ, vợ/chồng và các con ở nhà nội trợ hoặc không có khả năng làm việc, sống phụ thuộc, sống chung trong một hộ của người đang hưởng lương hưu, người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động, người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động được doanh nghiệp trả lương của tháng 8/2021 có hoàn cảnh thật sự khó khăn, đang có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn;

Người lưu trú trong các khu nhà trọ, khu lưu trú, khu dân cư nghèo có hoàn cảnh thật sự khó khăn, trong thời gian thành phố thực hiện giãn cách và có mặt trên địa bàn. 

Trong gói này, TP không hỗ trợ cho người đang hưởng lương hưu; người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động; người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội; người lao động được doanh nghiệp trả lương tháng 8/2021.

Vẫn còn nhiều bất cập trong chi trả hỗ trợ

Ngay sau khi tạm khóa sổ gói hỗ trợ đợt 3 ngày 7/11, UBND TP chỉ đạo Sở LĐ-TB-XH thành lập các đoàn kiểm tra việc chi tiền từ các gói hỗ trợ.

Theo đánh giá của các đoàn, các đợt hỗ trợ được triển khai trong tình thế cấp bách, đối tượng nhận hỗ trợ có nhiều điểm khác nhau, tiêu chí còn chung chung… đã dẫn đến nhiều thắc mắc, thậm chí chưa kín kẽ trong hỗ trợ.

{keywords}
Việc chi tiền hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 tại TP.HCM vẫn còn nhiều bất cập

Một vấn đề xảy ra trong quá trình chi hỗ trợ là trùng lặp danh sách tại nhiều địa phương, đoàn đã yêu cầu chấn chỉnh.

Ngoài ra, còn nhiều địa phương lập danh sách đối tượng được hỗ trợ chưa đúng và chưa đủ, phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung nhiều lần.

Đặc biệt, một số nơi còn bị phát hiện có số người được duyệt hỗ trợ cao hơn tổng số nhân khẩu tại địa phương

Theo Sở LĐ-TB&XH, qua đợt kiểm tra cho thấy có tình trạng trùng lắp danh sách hỗ trợ và có sự chênh lệch về danh sách hỗ trợ với tổng số dân tại một số địa phương. 

Trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4, HĐND TP khóa X, ngày 8/12/2021, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết dịch diễn biến bệnh nhanh, khó lường, thành phố chưa có sự chuẩn bị về kịch bản an sinh xã hội nên quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế.

Ngay từ đợt giãn cách đầu tiên đầu tháng 6, thành phố sớm có chính sách hỗ trợ cho bà con. Tuy nhiên, khi ra chính sách, số lượng người bị ảnh hưởng tăng thêm, khi cấp phát lại phát sinh nhiều hơn dự tính làm quá trình thực hiện bị động, lúng túng.

Chính sách an sinh còn nhiều thắc mắc bởi người đã nhận, người chưa; nơi phát tiền theo hộ, nơi phát từng người. Có địa phương hỗ trợ 1,5 triệu đồng, có nơi phát một triệu đồng, kèm 500.000 đồng quà tặng...

"Thành phố ban hành chính sách, quy trình thực hiện, nhóm và mức hỗ trợ chưa chặt chẽ nên gặp vướng mắc. Việc này gây nhiều khó khăn cho cơ sở khi triển khai", ông Mãi nói.

Ngoài ra, tính từ ngày 01/7/2021 đến 17/01/2022, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Ban Vận động Quỹ Phòng, chống dịch Covid-19 thành phố đã kết nối và vận động 207 lượt ủng hộ từ các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước đăng ký tham gia ủng hộ nhiều loại thuốc, vật tư, phương tiện, trang thiết bị y tế trị giá hơn 3.097 tỷ 594 triệu đồng, trong đó có nhiều máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến

Số tiền và vật chất nói trên đã kịp thời phục vụ cho công tác điều trị, góp phần ngăn chặn và giảm thiểu tỷ lệ tử vong đối với bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Chủ tịch TP.HCM: Hỗ trợ an sinh còn lúng túng

Chủ tịch TP.HCM: Hỗ trợ an sinh còn lúng túng

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, khi dịch bùng phát, TP chưa chuẩn bị được kịch bản an sinh xã hội, nên khi triển khai các gói hỗ trợ người khó khăn còn lúng túng, chưa tròn trịa.

Phong Thuận